Dòng sự kiện:
Dự trữ ngoại hối dự kiến tăng lên gần 92 tỉ USD trong năm 2020
06/01/2020 13:42:41
Các chuyên gia của KBSV ước tính trong năm 2020, NHNN sẽ mua vào khoảng 10 - 12 tỉ USD, nâng mức dự trữ ngoại hối lên gần 92 tỉ USD, rủi ro bị Mỹ dán mác "thao túng tiền tệ" là không lớn.

Công ty chứng khoán KBSV vừa có đánh giá nhanh về dự trữ ngoại hối của Việt Nam.

Cụ thể, số liệu từ NHNN cho biết lượng ngoại hối mua vào bổ sung dự trữ ngoại hối trong năm 2019 vào khoảng 20 tỷ USD, đưa tổng dự trữ ngoại hối lên mức 80 tỷ USD – tương đương với 3,8 tháng nhập khẩu và khoảng 6% GDP (theo cách tính mới). 

Đồng thời với việc mua vào dự trữ ngoại hối, NHNN đã nhịp nhàng điều chỉnh thanh khoản trên hệ thống thông qua công cụ tín phiếu và OMO tại các thời điểm thanh khoản hệ thống có biến động bất thường. Tính chung cả năm, NHNN đã hút ra khoảng 64 nghìn tỷ đồng. 

KBSV cho rằng, trong bối cảnh cán cân thương mại tiếp tục duy trì trạng thái xuất siêu ở mức cao, đồng thời dòng tiền kiều hối vẫn tăng trưởng ổn định, ước tính NHNN sẽ tiếp tục trạng thái mua vào ngoại tệ, với mức mua vào là 10 – 12 tỷ (nâng mức Dự trữ ngoại hối lên 92 tỷ USD, tương đương 4 tháng nhập khẩu).


 

Nguồn: IMF, KBSV

Trước đó, NHNN cho biết đã bổ sung khoảng 20 tỷ USD vào dự trữ ngoại hối trong năm 2019, nâng tổng dự trữ lên kỷ lục 80 tỷ USD, tương đương 3,8 tháng nhập khẩu và khoảng 6% GDP. Tính đến cuối năm 2019, NHNN đã hút ra khoảng 64.000 tỷ đồng.Trước đó, ngày 29/5, Bộ Tài chính Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách giám sát về chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn của nước này. Vì thế, Việt Nam có thể bị Mỹ gắn mác “thao túng tiền tệ” nếu vi phạm tiêu chí về mua ròng ngoại tệ. Tuy nhiên, dự trữ ngoại hối của Việt Nam vẫn ở mức thấp so với các nước trong khu vực, bên cạnh đó Việt Nam chưa vi phạm tiêu chí thặng dư tài khoản vãng lai/GDP dưới 2%, nên động thái bổ sung của Việt Nam là hợp lý và rủi ro việc Mỹ kết luận “thao túng tiền tệ” là không lớn.

 

Việc mua vào dự trữ ngoại hối giúp điều chỉnh thanh khoản trên hệ thống thông qua công cụ tín phiếu và nghiệp vụ thị trường mở (OMO) tại các thời điểm thanh khoản hệ thống có biến động bất thường.

Mai An (T/h)

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến