Đưa lãi suất tiền gửi về 0% trong bối cảnh hiện nay, với kinh tế VN hiện nay là bất hợp lý (Ảnh: Nguyễn Long)
Đề xuất hạ dần lãi suất tiền đồng về mức 0%/năm của Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) ngày 22/6 đã gây phản ứng mạnh mẽ trong giới chuyên môn. Mặc dù sau đó ngày 23/6 VAFI tiếp tục có văn bản cho rằng mọi người chưa đọc đầy đủ kiến nghị của Hội, cũng như "thanh minh" rõ hơn về đề xuất này.
Song nhìn chung, ý kiến từ giới chuyên gia giữ nguyên quan điểm cho rằng, tại thời điểm này, việc kéo lãi suất xuống gần bằng 0%/năm là không khả thi. Nếu thực hiện, sẽ tạo ra hiện tượng người dân rút tiền gửi khỏi hệ thống ngân hàng, chuyển sang các kênh đầu tư khác, gây ra những bất ổn đối với nền kinh tế. Hệ thống ngân hàng có thể bị đặt trong tình trạng thiếu thanh khoản, trong khi tiền sẽ chuyển sang các kênh đầu tư như chứng khoán, vàng, ngoại tệ, cổ phiếu, đất đai, "đốt nóng" thị trường tài chính và bất động sản.
Theo VAFI, tiền gửi VND cho kỳ hạn ngắn hạn và trung hạn đang ở mức từ 3,5 - 6,2%/năm là rất cao so với các nước và dẫn đến lãi suất cho vay cũng cao hơn, trở thành bất lợi lớn cho cộng đồng doanh nghiệp cũng như đông đảo người tiêu dùng thuộc đối tượng thu nhập thấp và trung bình. Trong khi các nước Âu - Mỹ, các nước Đông Âu đều có mức lãi suất tiền gửi nội tệ, ngoại tệ 0%/năm, thậm chí một số nước còn duy trì lãi suất âm (thu phí tiền gửi) nhằm bảo đảm lãi suất cho vay cực thấp (2 - 5% tùy thuộc đối tượng vay và thời hạn vay). Các nước trong khối ASEAN như Thái Lan, Philippines, Malaysia, Singapore cũng đang có lãi suất tiền gửi ngắn hạn cho nội tệ ở mức 0%, lãi suất tiền gửi dài hạn trong khoảng từ 0,2 - 0,7%/năm. |
Lạm phát Việt Nam cao hơn nhiều so với quốc tế và khu vực. Năm 2020 là 3,2%, dự báo lạm năm 2021 vào khoảng 3,5-4%. Giả sử chúng ta đưa được lãi suất tiền gửi về 0% trong khi lạm phát như vậy, liệu người dân có mặn mà gửi tiền vào ngân hàng? Trong khi đó, dòng vốn huy động từ tiền gửi của hệ thống ngân hàng vẫn chiếm tới 50% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
5 giải pháp gần đưa lãi suất tiền gửi về 0% VAFI đề xuất bao gồm: Áp dụng luật thuế tài sản, ngăn dòng tiền đầu cơ chảy vào bất động sản. Tăng trưởng của thị trường trái phiếu doanh nghiệp yêu cầu bỏ thuế, phí liên quan giao dịch trái phiếu, yêu cầu các ngân hàng khi phát hành phải bảo đảm cho việc nắm giữ trái phiếu như gửi tiết kiệm. Áp dụng mức thu phí giữ hộ ngoại tệ, vàng. Kiểm soát chặt thâm hụt ngân sách, tham khảo chính sách chỉ tiêu ngân sách của Đức. Hệ thống NHNN tiếp tục củng cố theo hướng loại bỏ ngân hàng yếu kém.
Đánh giá về các giải pháp, nhấn mạnh yếu tố là "giải pháp gần" - có nghĩa là trong bối cảnh hiện tại hoặc nay mai, ông Nguyễn Minh Tuấn, Giám đốc điều hành AFA Capital cho biết, tiền gửi là một dạng tài sản đầu tư, đứng ở góc độ lý thuyết đầu tư thì người đâu tư có kỳ vọng lợi suất đầu tư gồm: lợi suất phi rủi ro, mức bù lạm phát, phần bù rủi ro. Xem lại các thông số đó ở thị trường Việt Nam, hiện lợi suất phi rủi ro được nhà đầu tư dựa vào lãi suất trái phiếu Chính phủ 10 năm ở Việt Nam là 2,1% cộng với lạm phát 4% coi như tiền gửi không có phần bù rủi ro thì sẽ là 6,1%. Như vậy mức lãi suất này tương ứng với lãi suất tiết kiệm hiện nay.
Ông Tuấn chỉ ra điểm bất cập trong đề xuất VAFI , lãi suất tiền gửi giống như các sản phẩm tài chính trong thị trường, chúng ta không thể sử dụng mệnh lệnh hành chính để chuyển nó về 0% để nguồn đó nó chảy ra các sản phẩm tài chính khác. Trong trường hợp đề xuất của VAFI khi họ đề ra giải pháp chặn tiền gửi chảy vào bất động sản, ngân hàng, dường như họ muốn đẩy dòng tiền này vào thị trường cổ phiếu.
Từ đó, ông Tuấn cho rằng các đề xuất của VAFI đang yếu, thiếu kiến thức chung. Tổng kết lại, câu chuyện phải cân giữa lãi suất, lạm phát, các chính sách tiền tệ và đương nhiên điều kiện của Việt Nam là một nước đang phát triển sẽ khác các nước phát triển.
“Việc đề xuất đưa lãi suất tiền gửi về 0% sẽ khiến người dân rút hết tiền ra từ ngân hàng để đầu tư vào các loại tài sản khác, nhiều rủi ro hơn từ đó gây ra những hậu quả khó lường”, CEO AFA Capital cho biết.
Bên cạnh đó, về tỷ giá của VND, hiện đang cao hơn đồng USD nhưng nếu trường hợp VND mất giá điều gì sẽ xảy ra?
Nguyên lý về cân bằng lãi suất, khi lãi suất của đồng tiền sụt giảm thì giá trị của đồng tiền cũng sụt giảm theo. Điều này vô tình khiến VND giảm giá, ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu của Việt Nam, thậm chí dẫn đến tình trạng USD hóa, người dân sẽ tích trữ USD. Hơn thế, Việt Nam tuy đã được tháo mác "thao túng tiền tệ" nhưng rủi ro vẫn luôn còn đó.
Như vậy câu chuyện lãi suất tiết kiệm không chỉ đơn thuần chặn nó chảy vào các sản phẩm tài chính, nó còn ảnh hưởng đến GDP và các biến số vĩ mô khác.
Ông Phan Lê Thành Long, Giám đốc Hãng tư vấn AFA Research & Education, chỉ ra những hệ lụy cụ thể từ đề xuất của VAFI, nếu thực sự được áp dụng:
Thứ nhất, nếu lãi suất về 0%, các ngân hàng sẽ ảnh hưởng đầu tiên. 43% toàn thị trường chứng khoán là từ ngân hàng do đó nếu ngân hàng sập thì sẽ kéo cả thị trường chứng khoán sập theo.
Thứ hai, lạm phát cao với đồng tiền mất giá - đây là "kẻ thù" của TTCK. Khi đồng tiền VND mất giá thì các nhà đầu tư nước ngoài sẽ rút khỏi thị trường Việt Nam, bởi tiền họ đầu tư và lợi nhuận nhận được trên thị trường là đồng VND chứ không phải USD. Do đó, họ sẽ rút khỏi thị trường để cân bằng lợi tức. Điều này đi ngược với một trong những mục tiêu chiến lược, thu hút nguồn vốn và hội nhập quốc tế của thị trường vốn Việt Nam.
Thứ ba, lạm phát ảnh hưởng đến thu nhập người dân, dẫn đến chi tiêu kém và doanh nghiệp niêm yết cũng sẽ kém. Nó trực tiếp ảnh hưởng đến an sinh xã hội.
Tác giả: Nguyễn Long
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy