Xu hướng thị trường yếu và thông tin tiêu cực về ngành bất động sản tiếp tục được thể hiện trên các bảng giá chứng khoán. Nhóm cổ phiếu địa ốc tiếp tục bị bán tháo quyết liệt và đồng loạt diễn ra tình trạng "trắng bên mua" trong phần lớn thời gian.
Nổi bật trong số đó phải kể đến PDR của Bất động sản Phát Đạt khi rơi về giá sàn ngay khi mở cửa với chỉ hơn 280.000 cổ phiếu được sang tay. Trong khi đó, khối lượng chất sàn có hơn 9 triệu đơn vị và gần 4,8 triệu đơn vị đặt bán giá ưu tiên ATC.
Đây đã là phiên giảm sàn thứ 2 liên tiếp và kéo dài chuỗi 14 phiên giảm gần nhất. Áp lực bán đến từ thông tin Chứng khoán Tân Việt có thể bán giải chấp 1,47 triệu cổ phiếu PDR của chủ tịch HĐQT Nguyễn Văn Đạt và công ty liên quan.
Tương tự là tại DIC Corp (DIG) khi cũng giảm sàn phiên thứ 2 liên tiếp về 15.450 đồng, mất 84% từ vùng đỉnh. Mã này khớp lệnh gần 2,5 triệu cổ phiếu và còn dư bán sàn hơn 22 triệu đơn vị. Chủ tịch DIC Corp Nguyễn Thiện Tuấn cũng mới bị cảnh báo bán giải chấp 2,8 triệu cổ phiếu.
Tại Novaland (NVL), mã này chỉ khớp chưa đến 390.000 cổ phiếu và còn lượng bán sàn 12,6 triệu đơn vị. Tập đoàn bất động sản này cũng mới dừng kế hoạch tăng vốn điều lệ thông qua chia thưởng cổ phiếu.
Hàng loạt cổ phiếu bất động sản khác cũng bị nhà đầu tư tranh bán bất chấp như NLG, HDG, CEO, DXG, HQC, QCG, LDG hay cả những mà ngành xây dựng liên quan cũng lao hết biên độ là FCN, C4G, CTD, HBC, VCG...
Nhà đầu tư tranh bán giá sàn tại nhóm bất động sản. Bảng giá: SSI.
Áp lực bán tháo ngay từ đầu của nhóm bất động sản đã dần lan rộng ra toàn thị trường, khiến cho xu hướng ngày một xấu đi. VN-Index kết phiên lao dốc 21,96 điểm (-2,2%) xuống 975,19 điểm, mức thấp nhất kể từ 18/11/2020 đến nay.
Trong khi chỉ số tại sàn niêm yết HNX giảm 6 điểm (-2,93%) về 198,56 điểm. Chỉ số tại sàn UPCoM ghi nhận mức rơi 2,71% còn 72,25 điểm.
Trong đó, nhóm ngân hàng cũng bị bán dữ dội và một số mã đã rớt xuống giá sàn điển hình như TCB của Techcombank, LPB của LienVietPostBank, EIB của Eximbank. Mã CTG của VietinBank rơi 4,7% hay MBB giảm đến 5,3%.
Hàng loạt nhóm ngành khác cũng bị tác động tiêu cực từ thị trường chung. Đáng kể như nhóm thép có HSG, NKG, TLH giảm sàn, thủy sản có ANV và CMX giảm hết biên độ, dệt may là TNG và VTG trong sắc xanh lơ, ngành điện có GEG, VSH hay TTA, lượng thực là PAN, HAG hay DBC, bán lẻ là MWG, PET, DGW...
Top cổ phiếu có tác động lớn nhất. Nguồn: FireAnt.
Điểm sáng của thị trường đến từ nhóm ngành FMCG với đầu tàu là VNM của Vinamilk bứt phá 2,8% lên 82.200 đồng, SAB của Sabeco đi lên 1,1% hay MSN của Masan Group còn trong sắc xanh tăng giá. Cổ phiếu dầu khí GAS cũng tham gia hỗ trợ với mức tăng giá 1,7% lên 112.900 đồng.
Toàn thị trường bị nhuộm trong sắc đỏ khi có tổng cộng 744 mã giảm giá (trong đó có 226 mã giảm kịch sàn), ngược lại thị trường chỉ ghi nhận 189 mã tăng giá trong phiên.
Mặc dù bị nhà đầu tư cá nhân bán tháo nhưng khối giao dịch tự doanh lại chuyển biến tích cực với mức mua ròng khủng hơn 664 tỷ đồng trên HoSE. Điểm sáng tương tự là khối ngoại mua ròng hơn 520 tỷ đồng, với lực mua tập trung vào VNM và DGC.
Tác giả: Huy Lê
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy