Công nhân làm việc tại một nhà máy sản xuất ôtô ở Sindelfingen (Đức). (Ảnh: AFP/TTXVN)
Theo Reuters, một phán quyết của tòa án Đức về việc xóa hàng tỷ [euro] khỏi ngân sách liên bang có thể kéo giảm mức tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất châu Âu tới 0,5 điểm phần trăm vào năm tới - một nguồn tin của Bộ Kinh tế cho biết hôm thứ Sáu tuần trước.
Liên minh [cầm quyền] đang cố gắng khắc phục “lỗ hổng” tài chính lớn sau khi phán quyết của tòa án ngăn Chính phủ chuyển 60 tỷ euro (65 tỷ USD) từ số tiền chưa sử dụng từ đại dịch [COVID-19] sang các sáng kiến xanh và hỗ trợ công nghiệp.
Đánh giá về phán quyết sẽ là dấu hiệu ban đầu cho thấy một số người trong liên minh của Thủ tướng Đức Olaf Scholz nhìn nhận động thái này gây thiệt hại như thế nào, mặc dù Bộ trưởng Tài chính Christian Lindner hôm thứ Năm tuần trước cho biết còn quá sớm để đánh giá mức độ của vấn đề.
Bộ Kinh tế và Tài chính từ chối đưa ra bình luận ngay lập tức.
“Theo ước tính sơ bộ ban đầu, việc mất vốn đầu tư có thể khiến tăng trưởng vào năm 2024 thấp hơn khoảng nửa điểm phần trăm” - nguồn tin quen thuộc với các dự báo của Bộ Kinh tế cho biết. “Vì vậy, phán quyết có thể có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế.”
Tháng trước, Bộ Kinh tế dự đoán mức tăng trưởng 1,3% trong năm tới.
Phán quyết của tòa án đã làm gia tăng căng thẳng trong Chính phủ vốn đã khó khăn của Thủ tướng Olaf Scholz - vốn đã chứng kiến sự ủng hộ sụt giảm khi đang giải quyết một loạt cuộc khủng hoảng và nền kinh tế đang trên bờ vực suy thoái.
Mặc dù Đảng Xanh muốn chi tiêu bổ sung nhưng Đảng Dân chủ Tự do (FDP) - đứng đầu Bộ Tài chính - từ chối nợ bổ sung và việc tăng thuế.
Joerg Kraemer, nhà kinh tế trưởng của Commerzbank, cho biết: “Một số khoản chi tiêu được lên kế hoạch cho năm tới giờ đây sẽ phải cắt giảm, điều mà các đảng cầm quyền có thể khó đạt được sự thống nhất.”
Bộ trưởng Kinh tế Robert Habeck của Đảng Xanh đã tăng gấp đôi cảnh báo rằng phán quyết nói trên có thể gây thiệt hại cho ngành công nghiệp Đức, phá vỡ các mục tiêu về biến đổi khí hậu và khiến việc làm bị chuyển ra nước ngoài.
Ông Habeck cho biết Quỹ Khí hậu và Chuyển đổi được thiết kế để đảm bảo tạo ra giá trị và việc làm. “Nó sẽ được dùng để tài trợ cho việc sản xuất thép xanh, hóa chất xanh, tăng cường sản xuất hydro, sản xuất pin và cả sản xuất chất bán dẫn để tăng cường an ninh kinh tế” - ông nói.
"Nếu điều này gặp rủi ro thì việc làm và việc tạo ra giá trị cũng sẽ đối mặt với rủi ro” - ông Habeck nói.
Hôm thứ Sáu tuần trước, một Ủy ban của Quốc hội đã tạm dừng các cuộc thảo luận về dự thảo ngân sách năm 2024 và một số quyết định đã được hoãn lại cho đến sau cuộc họp bất thường vào tuần tới.
Tuy nhiên, một số biện pháp đã được thống nhất và Quốc hội đã thông qua gói giảm thuế trị giá hàng tỷ USD cho các công ty vừa và nhỏ nhằm giải phóng nguồn đầu tư mới, vào thời điểm nhu cầu nước ngoài đang yếu và lãi suất ở mức cao.
Hãng Thông tấn DPA của Đức đưa tin hôm thứ Sáu tuần trước rằng việc hãm giá gas và giá điện của Nhà nước, dự kiến hết hạn vào cuối năm nay, đã được gia hạn đến cuối tháng 3/2024.
Tuy nhiên, một số khoản phân bổ chi tiêu cụ thể sẽ được thảo luận chi tiết vào thứ Năm tuần này, sau cuộc họp đặc biệt vào thứ Ba để thảo luận về tác động của phán quyết của Tòa án Hiến pháp.
Thủ tướng Olaf Scholz (giữa) tại lễ khai trương cơ sở tiếp nhận khí hóa lỏng đầu tiên tại cảng Wilhelmshaven, bang miền Bắc Niedersachsen (Đức), ngày 17/12/2022. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Các số liệu ngân sách quan trọng cuối cùng và số liệu nợ mới sẽ được công bố sau cuộc họp Thứ Năm tuần này. Một trong hai phần ngân sách chưa thể quyết toán bao gồm các dự án trọng điểm như tăng gấp đôi viện trợ quân sự cho Ukraine lên 8 tỷ euro trong năm tới.
Thêm thách thức pháp lý
Phán quyết của tòa án là động lực thúc đẩy Đảng Liên minh Dân chủ Thiên Chúa giáo (CDU) đối lập chính đang trỗi dậy, vốn đã khởi kiện Chính phủ. Lãnh đạo Friedrich Merz của CDU cho biết đảng này đang xem xét hành động pháp lý tiếp theo chống lại Quỹ Ổn định Kinh tế (ESF) trị giá 200 tỷ euro.
ESF được thành lập vào năm 2020 với mục tiêu hỗ trợ các công ty trong bối cảnh đại dịch COVID-19 nhưng kể từ năm ngoái, quỹ này đã tập trung vào cuộc khủng hoảng năng lượng, và một vụ kiện thành công tại tòa án có thể gây ra một tình trạng hỗn loạn mới.
Các quan chức ngân sách chính của Chính phủ liên minh cáo buộc phe đối lập từ chối hợp tác trong các cuộc thảo luận về ngân sách.
Có 29 quỹ đặc biệt ở cấp liên bang với tổng giá trị là 869 tỷ euro, hiện chưa rõ quỹ nào trong số này đang gặp rủi ro.
“Những nỗi lo sợ này dường như đã bị thổi phồng quá mức. Tuy nhiên, có những rủi ro đáng kể liên quan đến Quỹ Bình ổn và Kinh tế” - nhà kinh tế trưởng Kraemer của Commerzbank cho hay./.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy