Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 có tổng chiều dài 729 Km đi qua địa phận 12 tỉnh thành phố với sơ bộ tổng mức đầu tư hơn 146.000 tỷ đồng được Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 44 ngày 11/1/2022; Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị quyết số 18 ngày 11/2/2022 triển khai Nghị quyết số 44 và Quyết định số 262 ngày 22/2/2022 thành lập Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện dự án.
Đến nay, việc triển khai dự án cơ bản bám sát theo kế hoạch. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc, thỏa thuận với các địa phương về hướng tuyến và công trình trên tuyến, các địa phương có kiến nghị đầu tư một số hạng mục như đường gom, hầm chui dân sinh, cầu vượt, nút giao, đường kết nối… lớn hơn so với yêu cầu.
Cao tốc Bắc Nam có tổng chiều dài 2.067 Km, tổng vốn đầu tư 266.000 tỷ đồng. (Ảnh minh họa: KT)
Vì vậy, Bộ Giao thông Vận tải có văn bản số 175 ngày 24/2 gửi các địa phương về nguyên tắc bố trí các công trình này, đề nghị các địa phương thực hiện đảm bảo hiệu quả đầu tư. Trong thực hiện giải phóng mặt bằng đến nay mới chỉ có 4/12 địa phương thành lập Hội đồng giải phóng mặt bằng.
Về vấn đề này ông Nguyễn Duy Lâm, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị: “Cho phép các địa phương, sau khi được Bộ Giao thông Vận tải giao chủ đầu tư Tiểu dự án giải phóng mặt bằng thực hiện ngay thủ tục lựa chọn tư vấn để thực hiện các công việc có liên quan tới công tác giải phóng mặt bằng như: khảo sát, đo đạc, kiểm đếm,... hoàn thành trước 31/3/2022.
Vốn thực hiện các công việc nêu trên lấy từ nguồn chi phí chuẩn bị đầu tư của các dự án thành phần. UBND các tỉnh giao nhiệm vụ cho các tổ chức dịch vụ công về đất đai hoặc thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, hoàn thành trước 15/3/2022”.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành
Kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành khẳng định, đây là công trình lớn, kết nối đường bộ cao tốc thông suốt từ Bắc vào Nam với tổng chiều dài 2.067 Km, tổng vốn đầu tư 266.000 tỷ đồng, có ý nghĩa đặc biệt về chính trị, kinh tế, xã hội.
Bộ Chính trị đã có kết luận, khẳng định đây là dự án đặc biệt quan trọng của đất nước, cần phải tập trung nguồn lực để sớm hoàn thành, bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả, công khai, minh bạch, đúng quy định của pháp luật. Quốc hội ban hành Nghị quyết cho phép triển khai nhiều cơ chế chính sách đặc thù để huy động nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ đầu tư. Chính phủ cũng đã có Nghị quyết 18 với nhiều giải pháp quyết liệt, các mốc tiến độ cụ thể.
Về kết quả thực hiện, giai đoạn 1 của dự án đang triển khai tốt, giải phóng mặt bằng cơ bản hoàn thành, nguồn vật liệu xây dựng cơ bản đáp ứng nhu cầu. Khối lượng xây dựng tổng thể đạt trên 30%. Trên tinh thần đó, Phó Thủ tướng đề nghị mục tiêu đẩy nhanh tiến độ đến năm 2024 phải hoàn thành giai đoạn 1. Vì vậy, Phó Thủ tướng yêu cầu các tỉnh Ninh Bình, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Bình Thuận và Ninh Thuận cần chuẩn bị đủ mỏ, vật liệu xây dựng để hoàn thành toàn tuyến.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nhấn mạnh: “Tôi cũng đề nghị 4 dự án là: Mai Sơn-QL45; Cam Lộ-La Sơn;Vĩnh Hảo-Phan Thiết và Phan Thiết Dầu Giây, Bộ trưởng, các Thứ trưởng phụ trách phải kiểm soát chặt chẽ và yêu cầu các Ban quản lý dự án kiểm soát nhà thầu. Nếu trường hợp các nhà thầu xây dựng mà chậm tiến độ thì chúng ta thay thế.
Thứ hai là các Ban quản lý dự án mà không đề xuất các giải pháp bù tiến độ để hoàn thành được mục tiêu thì phải chịu trách nhiệm trước Bộ Giao thông và Bộ trưởng Bộ Giao thông được phép xử lý thay thế kịp thời, chúng ta không để việc này tiếp tục diễn ra được”.
Các đại biểu tham gia ý kiến tại cuộc họp Ban chỉ đạo thực hiện Dự án cao tốc Bắc-Nam phía Đông.
Về giai đoạn 2 của dự án, Phó Thủ tướng đề nghị đến ngày 20/3 Bộ Giao thông Vận tải phải hoàn thành hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất rừng, xác định nhu cầu sử dụng đất. Đến ngày 8/4 phải hoàn thành khung chính sách đền bù và đến 18/4 lập báo cáo đánh giá tác động môi trường để chuyển cho Bộ Tài Nguyên và Môi trường và đến ngày 30/6 phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án để làm sao đến tháng 10 năm nay có thể khởi công dự án.
Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 20/4 phải báo cáo Chính phủ để trình Ủy ban thường vụ Quốc hội nhu cầu sử dụng đất rừng và đất lúa, đến ngày 5/5 phải thẩm tra xong và trình Thủ tướng phê duyệt khung chính sách đền bù.
Đến ngày 15/5 hoàn thành phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Đồng thời Bộ Nông nghiệp chủ trì cùng Bộ Tài Nguyên và Môi trường để thẩm định hồ sơ đất rừng, đất lúa để chuyển cho Bộ Tài nguyên trước ngày 10/4.
Đối với các địa phương chưa thành lập Hội đồng đến bù giải phóng mặt bằng thì chậm nhất trong ngày mai phải hoàn thành. Trên cơ sở đó phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải lựa chọn các nhà tư vấn. Phó Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương và ban quản lý dự án khi thực hiện phải đảm bảo tiến độ, chất lượng và chống thất thoát, lãng phí../.
Tác giả: Việt Cường
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy