Hồng (trái) và Triệu tại Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Ảnh: Quang Bình.
Hồng (ở huyện Đô Lương, Nghệ An), Nguyễn Văn Triệu (23 tuổi, ở TP HCM) và Phạm Đức Tuấn (29 tuổi, ở Bắc Ninh) là những người trực tiếp làm giả giấy tờ giả, Công an Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết, ngày 2/2.
Trong khi 6 người khác ở Long An, Kiên Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu giữ vai trò trung gian, cò mồi bán giấy tờ giả. Cả 9 nghi phạm cùng bị điều tra về hành vi Làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan tổ chức.
Năm ngoái, cảnh sát phát hiện Lê Thanh Hiền (29 tuổi, ở huyện Châu Đức) dùng chứng minh nhân dân giả lập tài khoản ngân hàng và chuyển gần 1.000 bưu phẩm là các loại giấy tờ giả đi khắp cả nước. Anh này được xác định mắc xích trung gian trong đường dây làm giả giấy tờ quy mô lớn.
Đến ngày 6/1, Hồng và các đồng phạm lần lượt bị bắt. Khám xét nơi ở của các nghi phạm, công an thu giữ hàng nghìn mẫu phôi, con dấu, máy móc...
Phôi bằng, con dấu và máy móc các nghi phạm dùng để làm giấy tờ giả. Ảnh: Quang Bình.
Theo cơ quan điều tra, giấy tờ giả như chứng minh nhân dân được bán với giá từ vài trăm nghìn đồng, bằng tốt nghiệp THPT, cao đẳng, đại học giá vài triệu đồng. Tính từ đầu năm 2019 đến khi bị triệt phá, mỗi tháng đường dây này làm 500 – 1.000 giấy tờ giả, phát tán đi nhiều tỉnh thành.
Vụ án đang được mở rộng điều tra.
Tác giả: Quang Bình
- 1. Giải cứu doanh nghiệp bất động sản nhìn từ Trung Quốc
- 2. Xung đột quỹ bảo trì chung cư tại Hà Nội: Để 'thân lừa không ưa nặng'
- 3. Gỡ xung đột quỹ bảo trì chung cư ở Hà Nội: 'Góc khuất' tranh chấp
- 4. Dự án The Grand HaNoi ở 22 – 24 Hàng Bài thi công làm nứt nhà dân
- 5. Diễn biến cổ phiếu cần quan tâm tuần qua
- Cựu Giám đốc Viện Tim Hà Nội 'phối hợp ngầm' với doanh nghiệp như thế nào?
- Tín hiệu kỳ vọng khởi sắc hơn cho thị trường chứng khoán năm Quý Mão 2023
- 'Ông lớn' đầu ngành, nơi lãi đậm, chỗ thua lỗ nặng năm 2022
- Indonesia bước vào giai đoạn chuyển tiếp từ đại dịch COVID-19 sang bệnh đặc hữu
- Lợi nhuận quý IV/2022 Cao su Phước Hoà tăng đột biến nhờ tiền đền bù