Đoàn tàu của dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông. (Ảnh: Việt Hùng/Vietnam+)
Ông Vũ Hồng Trường, Tổng giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Đường sắt Hà Nội (Metro Hà Nội) cho biết, theo đánh giá của tư vấn thẩm định của Pháp, tuyến đường sắt Cát Linh-Hà Đông sử dụng công nghệ Trung Quốc nhưng có tiêu chuẩn kỹ thuật tương thích với tiêu chuẩn của châu Âu.
Tại Hội nghị An toàn giao thông năm 2019 vào sáng 29/11, theo ông Trường, quá trình đánh giá chứng nhận an toàn tuyến Cát Linh-Hà Đông đang được tư vấn Pháp thực hiện và cơ bản đánh giá theo đúng tiêu chuẩn thế giới đã cam kết gồm quy trình vận hành và bảo dưỡng, biểu đồ chạy tàu, quy trình xử lý sự cố, nhiệm vụ các chức danh...
“Việc quản lý vận hành tuyến đường sắt Cát Linh-Hà Đông theo đúng tiêu chuẩn thế giới đảm bảo rằng tuyến vận hành an toàn ở mức độ rất cao.
Do các tiêu chuẩn này đã được kiểm nghiệm rất lâu dài tại các nước có hệ thống đường sắt phát triển, chứng minh tính chính xác của tiêu chuẩn,” vị Tổng giám đốc Metro Hà Nội nhìn nhận.
Ông cũng khẳng định, tuyến đường sắt Cát Linh-Hà Đông dự kiến đưa vào vận hành thương mại từ cuối năm 2019, sau khi Bộ Bộ Giao thông Vận tải nghiệm thu sẽ bàn giao cho Metro Hà Nội vận hành khai thác. Trước khi đưa vào khai thác, việc đảm bảo an toàn trong mọi khâu vận hành cần được khẳng định.
Theo ông Trường, sau thời gian vận hành thử toàn hệ thống, về cơ bản nhân sự Việt Nam đã đáp ứng các công việc được giao, trực tiếp vận hành 11 chuyên ngành, các chuyên gia nước ngoài chỉ giám sát.
“Lúc đầu cũng có chút lo lắng, nhưng qua thực tế vận hành thử thấy cán bộ công nhân viên đã sẵn sàng tiếp nhận vận hành,” ông Trường chia sẻ.
Bên cạnh đó, lãnh đạo Metro Hà Nội cũng thừa nhận, đây là tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Việt Nam vận hành nên kinh nghiệm quản lý còn hạn chế, dù đội ngũ nhân sự được đào tạo, nhưng không tránh khỏi các tình huống khó khăn trong thực tế.
Do đó, để đảm bảo an toàn, Việt Nam đã thuê chuyên gia nước ngoài giám sát vận hành và chuyển giao công nghệ trong một năm đầu khai thác.
Trước đó, để chuẩn bị trước cho việc vận hành tuyến đường sắt Cát Linh-Hà Đông, Công ty Metro Hà Nội đã đào tạo gần 1.000 nhân viên và lái tàu nhưng do dự án này vận hành chậm nên trong 1 năm vừa qua có tới 28% công nhân bỏ việc.
“Số lao động bỏ việc chủ yếu là lao động phổ thông, làm những công việc đơn giản. Tuy nhiên, khi số này bỏ đi thì đơn vị lại tuyển người mới vào đào tạo, đảm bảo tham gia vận hành dự án. Số lao động trình độ kỹ thuật được cử đi đào tạo trở về vẫn làm việc và tiếp cận cận công việc vận hành dự án bình thường,” lãnh đạo Metro Hà Nội thông tin.
Hiện dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh-Hà Đông đã hoàn thành 99% hạng mục nhưng vì một số lý do vẫn chưa thể đưa vào vận hành thương mại. Vật tư, thiết bị đã chuyển về đến công trường đạt khoảng 99% và lắp đặt đạt 97% khối lượng thiết bị; đã vận hành, chạy thử 13/13 đoàn tàu.
Theo báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải, nguyên nhân chính của việc chậm trễ là do chưa tập trung đủ hồ sơ để vận hành khai thác thương mại. Bộ Giao thông Vận tải vẫn đang tiếp tục yêu cầu Tổng thầu thực hiện đúng hồ sơ thiết kế dự án được duyệt nhằm đáp ứng các yêu cầu đánh giá an toàn hệ thống theo yêu cầu của Đơn vị tư vấn ACT (Pháp).
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy