Lạm phát của Eurozone tháng 5/2019 giảm sâu. (Ảnh minh hoạ: TTXVN)
Số liệu thống kê mới nhất cho thấy lạm phát của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) đã giảm tốc sâu hơn dự kiến trong tháng 5/2019, qua đó càng gây đau đầu và tạo thêm sức ép cho các nhà hoạch định chính sách của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).
Theo đó, mức lạm phát bình quân tại 19 nước thuộc Eurozone đã giảm từ mức 1,7% hồi tháng Tư xuống còn 1,2% trong tháng Năm vừa qua. Con số trên thấp hơn mứcdự báo 1,3% của giới chuyên gia và đảo ngược sự gia tăng đột biến xung quanh thời điểm diễn ra lễ Phục sinh hồi cuối tháng Tư.
Đáng lo ngại hơn nữa, mức lạm phát cơ bản (không bao gồm giá thực phẩm tươi sống và năng lượng dễ biến động) của Eurozone đã giảm từ mức 1,4% hồi tháng trước đó xuống còn 1% trong tháng Năm.
ECB đặt mục tiêu lạm phát của Eurozone ở quanh mức dưới 2%, nhưng vẫn chưa đạt được con số trên kể từ năm 2013 đến nay. Giới quan sát bày tỏ lo ngại rằng tỷ lệ lạm phát thấp kéo dài như vậy có thể khiến kỳ vọng lạm phát tiếp tục đi xuống, qua đó khiến đà tăng giá tự suy yếu kéo dài .
Biên bản cuộc họp mới nhất của ECB cũng cho thấy mối lo ngại ngày càng tăng về triển vọng lạm phát suy yếu - một yếu tố sẽ gia tăng áp lực lên các nhà hoạch định chính sách và buộc họ phải đưa ra thêm các biện pháp kích thích.
Song theo giới quan sát, ECB đã có phần “hụt hơi”. Trong khi ECB vẫn còn rất nhiều công cụ để đối phó với diễn biến trên, song chúng lại không đủ mạnh tay như những biện pháp trước đó như chương trình mua tài sản khổng lồ hoặc việc cắt giảm lãi suất nhanh.
Trong một lưu ý gửi tới khách hàng, ngân hàng Commerzbank cho biết mặc dù nhu cầu nội địa ở mức khá ổn, nhưng có vẻ như các công ty tiếp tục gặp khó khăn trong việc chuyển chi phí lao động cao hơn sang người tiêu dùng. Theo Commerzbank, ECB cũng bắt đầu tỏ ra nghi ngờ về việc tăng lương sẽ làm tăng lạm phát cơ bản một cách bền vững.
Giới chuyên gia cho rằng động thái tiếp theo của ECB, dự kiến sẽ được công bố tại cuộc họp chính sách diễn ra vào thứ Năm tuần này (6/6), sẽ là cung cấp cho các ngân hàng những khoản vay mới để họ có thể duy trì dòng tín dụng cho nền kinh tế.
ECB có thể sẽ chưa tiến hành thêm các biện pháp nới lỏng khác trong tình hình hiện nay, khi tăng trưởng kinh tế khu vực Eurozone vẫn được duy trì và tăng trưởng tín dụng vẫn mạnh, bên cạnh tỷ lệ thất nghiệp đã rơi xuống mức thấp nhất kể từ tháng 8/2018 là 7,6% trong tháng Tư. Song giới quan sát cho rằng ECB vẫn cần phải đưa ra những biện pháp hỗ trợ cho nền kinh tế khu vực trước khi mùa Hè kết thúc.
Theo Bnews
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy