Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) vừa tuyên bố tăng các mức lãi suất chủ chốt thêm 0,5%, đưa lãi suất chính lên mức 3%. Trước tháng 7 năm ngoái, lãi suất ở Khu vực đồng tiền chung châu Âu ở mức âm.
Động thái này diễn ra trong bối cảnh hỗn loạn gần đây trong lĩnh vực ngân hàng.
Bà Christine Lagarde - Chủ tịch ECB (Ảnh: Getty).
Trong vài tuần qua, ECB đã báo hiệu sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong cuộc họp diễn ra vào tháng 3 khi lạm phát trên khắp 20 quốc gia thành viên vẫn cao hơn mức mục tiêu. Trong tháng 2, dữ liệu sơ bộ cho thấy, lạm phát toàn phần ở mức 8,5%, cao hơn nhiều so với mức mục tiêu 2% của ngân hàng trung ương.
Trước những cú sốc gần đây trong lĩnh vực ngân hàng, một số người đặt câu hỏi liệu bà Christine Lagarde - Chủ tịch ECB - có tiếp tục thực hiện động thái này nữa không.
Tuy nhiên, trong thông cáo vừa phát đi, ECB cho biết: "Lạm phát được dự báo sẽ duy trì ở mức rất cao trong một thời gian dài nữa. Do đó, Hội đồng quản trị quyết định tăng 3 mức lãi suất chính của ECB thêm 50 điểm cơ bản".
Ngân hàng này cũng đã điều chỉnh mức dự báo về lạm phát với mức 5,3% trong năm nay và 2,9% trong năm 2024, so với mức dự đoán lần lượt 6,3% và 3,4% được ECB đưa ra vào cuối năm ngoái.
"Hội đồng quản trị đang theo dõi chặt chẽ những căng thẳng trên thị trường hiện nay và sẵn sàng ứng phó khi cần thiết để bảo đảm ổn định giá cả và ổn định tài chính trong khu vực đồng euro. Lĩnh vực ngân hàng trong khu vực đồng euro đang có khả năng hồi phục nhờ nguồn vốn dồi dào và thanh khoản cao", ECB cho biết trong một tuyên bố.
Tuần trước, lĩnh vực ngân hàng chịu nhiều áp lực khi chính quyền Mỹ cho rằng ngân hàng Silicon Valley Bank (SVB) mất khả năng thanh toán. Sự kiện này đã khiến các chi nhánh của SVB trên thế giới sụp đổ theo, và dấy lên lo ngại liệu các ngân hàng trung ương có đang mạnh tay tăng lãi suất hay không. Sau vụ SVB sụp đổ, Goldman Sachs đã nhanh chóng điều chỉnh dự đoán Fed sẽ tăng lãi suất ở mức 0,25% thay vì mức 0,5% như dự đoán trước đó.
Tuy nhiên, các quan chức châu Âu lại muốn nhấn mạnh rằng tình hình ở châu Âu khác với ở Mỹ. Nhìn chung, theo các quan chức châu Âu, mức độ tập trung tiền gửi ở khu vực ít hơn, dòng tiền gửi có vẻ ổn định hơn. Mặt khác, kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, các ngân hàng châu Âu đều có vốn hóa tốt.
Cổ phiếu ngân hàng đã phục hồi trở lại trong phiên ngày 16/3 sau khi Credit Suisse cho biết họ sẽ vay đến 54 tỷ USD từ Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ.
Tác giả: Nhật Linh
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy