Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) vừa đăng ký đấu giá hơn 2,9 triệu cổ phần, tương đương toàn bộ 30% vốn điều lệ đang sở hữu tại Công ty CP Fafim Việt Nam (Fafim Việt Nam). Với mức giá khởi điểm 21.500 đồng/cổ phần, ước tính, SCIC sẽ thu về ít nhất 62,4 tỷ đồng nếu thoái vốn thành công. Phiên đấu giá được tổ chức vào 10h sáng ngày 26/12.
Với hơn 2,9 triệu cổ phiếu đấu giá, SCIC có thể thu về tối thiểu 62,4 tỷ đồng. Nhà đầu tư tham dự đấu giá cần đặt cọc 10% từ 2/12 đến 23/12.
Mức giá khởi điểm khá cao so với thu nhập trên một cổ phần (EPS) của Fafim Việt Nam chỉ là 184,3 đồng trong 3 quý năm 2019. Vậy, Fafim Việt Nam có gì hấp dẫn?
Fafim Việt Nam tiền thân là Doanh nghiệp Quốc gia Chiếu bóng và Chụp ảnh Việt Nam, được thành lập từ năm 1953. Qua nhiều lần thay đổi về tổ chức và bộ máy, năm 2011, Công ty chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần.
SCIC không phải cổ đông duy nhất mong muốn thoái vốn khỏi Fafim. Đầu tháng 11/2019, CTCP Khách sạn và Dịch vụ Đại Dương (mã OCH), công ty con của Tập đoàn Đại Dương (mã OGC), cũng thông qua chủ trương thoái toàn bộ 21,7% vốn góp tại CTCP Fafim Việt Nam. Nếu mua gom cổ phần từ hai cổ đông lớn này, nhà đầu tư có thể sở hữu 51,7% vốn Fafim.
Tính đến tháng 10/2019, Fafim chỉ có 23 cổ đông, trong đó 5 tổ chức là cổ đông lớn sở hữu tới 99,48% vốn. Còn lại, 18 cá nhân nắm giữ 50.134 cổ phần.
Ngoài SCIC, 4 cổ đông lớn còn lại của Fafim là các tổ chức liên quan đến CTCP Tập đoàn Đại Dương và cựu Chủ tịch Hà Văn Thắm. Công ty TNHH VNT nắm giữ 8,79% vốn còn là đối tác hợp tác kinh doanh liên quan đến khu đất hơn 1ha của Fafim tại trụ sở 19 Nguyễn Trãi, Hà Nội.
Kết quả kinh doanh 9 tháng năm 2019 của Fafim Việt Nam dù tăng trưởng nhưng vẫn cho thấy hiệu quả hoạt động khiêm tốn của doanh nghiệp này. Cụ thể, Công ty chỉ đạt 12 tỷ đồng doanh thu và 1,78 tỷ đồng lãi sau thuế, tăng lần lượt 9% và 90% so với cùng kỳ năm ngoái.
Quay trở lại phiên đấu giá ngày 26/12 tới của SCIC, mức giá khởi điểm 21.500 đồng/cổ phần đặt cạnh thu nhập trên một cổ phần (EPS) Fafim Việt Nam là 184,3 đồng trong 3 quý năm 2019 sẽ là các yếu tố khiến nhà đầu tư phải cân nhắc.
Bên cạnh đó, theo Điều lệ của Fafim Việt Nam, tỷ lệ phủ quyết phải là trên 35%. Như vậy, việc sở hữu 30% vốn điều lệ từ SCIC sẽ đồng nghĩa với việc nhà đầu tư này gần như không có tiếng nói tại Fafim Việt Nam.
Khánh Linh (T/h)
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy