Tin liên quan
Bà Janet Yellen tuyên bố trong cuộc họp ngày 18/3 rằng Fed đã hết "kiên nhẫn" trong việc trì hoãn nâng lãi suất (ảnh: AP)
Cuộc họp quan trọng của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) kéo dài hai ngày đã kết thúc. Thị trường dự kiến Fed sẽ đưa ra chỉ báo về việc nâng lãi suất sau cuộc họp này. Rạng sáng ngày 19/3 giờ Việt Nam, Fed đã công bố quyết định sẽ tăng lãi suất vào mùa hè, có thể vào tháng 6 hoặc tháng 9 năm nay.
Cụ thể, Quỹ Dự trữ Fed đưa ra một thông báo nói rõ rằng họ không thể tiếp tục duy trì “kiên nhẫn” trong việc tăng lãi suất. Tuyên bố này đã kết thúc một giai đoạn dài thị trường tài chính lên xuống ngóng đợi và đón ý của bà Janet Yellen, nữ chủ Fed trong việc này và mở ra cánh cửa cho việc tăng chi phí lãi vay sớm nhất vào tháng 6.
FOMC cho rằng thời điểm thích hợp để thắt chặt kinh tế là khi “thị trường lao động Mỹ tiếp tục biến chuyển tích cực và có thể tự tin mục tiêu trở về mức lạm phát 2% sẽ đạt được trong trung hạn.”
Chủ tịch Fed, bà Janet Yellen đang chuẩn bị kết thúc giai đoạn nới lỏng thị trường lớn nhất trong lịch sử 100 năm hoạt động của Fed sau khi thị trường lao động Hoa Kỳ vượt qua cuộc đại suy thoái vào những năm 30. Cùng lúc đó, lạm phát và dữ liệu tăng lương vẫn duy trì ở mức thấp khiến bà có thêm lý do để chần chừ.
Việc từ bỏ lời hứa sẽ “kiên nhẫn” đã khiến Fed vượt ra khỏi con đường mòn vẫn đi từ giai đoạn khủng hoảng 2008, từ lúc đó đến nay NHTW Mỹ vẫn trung thành với việc giữ chi phí lãi vay ở mức 0. Giờ Fed sẽ đưa ra các chính sách mới vào mỗi buổi họp thường kỳ dựa trên những dữ liệu kinh tế mới nhất. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc các động thái của Fed sẽ trở nên khó lường hơn trước.
Tuy vậy, Ủy ban vẫn đưa ra những đánh giá khiêm tốn cho nền kinh tế Mỹ với tuyên bố tăng trưởng đang ở mức “tương đối”.
Bà Yellen cho biết FOMC có thể sẽ đợi ít nhất 2 cuộc họp tiếp theo diễn ra vào tháng 4 và tháng 6 trước khi chính thức tăng lãi suất.
Có thể nói hệ thống NHTW Mỹ Fed đang chuẩn bị đi ngược lại xu hướng của các nền kinh tế trên toàn cầu khi nhằm nhe đưa ra những chính sách thắt chặt tiền tệ.
Trong khi đó, một loạt các ngân hàng trung ương của châu Âu, Trung Quốc và Nhật Bản đang triển khai những chương trình nới lỏng. Điều này đã góp phần đẩy giá trị đồng đô la lên cao nhất trong 11 năm qua.
Tú Anh (theo Bloomberg)
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy