Một con phố mua sắm ở New York, Mỹ ngày 24/6 (Ảnh: THX/TTXVN)
Nền kinh tế đầu tàu thế giới tiếp tục đối mặt với "những cơn gió ngược" do đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 gây ra, do đó sự hỗ trợ của chính phủ vẫn sẽ tiếp tục đóng vai trò thiết yếu.
Tuyên bố trên được thành viên Hội đồng Thống đốc Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Lael Brainard đưa ra ngày 14/7 trong bối cảnh tình hình dịch COVID-19 tại Mỹ vẫn diễn biến phức tạp với số ca mắc mới tăng vọt tại nhiều bang.
Phát biểu trước Hiệp hội Kinh tế doanh nghiệp quốc gia, bà Brainard cảnh báo sự phục hồi của nền kinh tế lớn nhất thế giới "có thể đối mặt với những cơn gió ngược trong một khoảng thời gian," và với số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 tiếp tục tăng, "một làn sóng (dịch bệnh) thứ hai sẽ càng khuếch đại thách thức đó."
Mô tả đại dịch COVID-19 như một sự kiện "chưa từng có tiền lệ trong thời hiện đại về mức độ khắc nghiệt lẫn tốc độ lây lan," bà Brainard đã kêu gọi Fed duy trì "cam kết lâu dài" về triển khai các biện pháp kích thích kinh tế, cùng với sự hỗ trợ tài chính khác.
Bà nhấn mạnh: "Hỗ trợ tài chính vẫn đóng vai trò thiết yếu".
Để vực dậy nền kinh tế, Fed đã bơm hàng nghìn tỷ USD để hỗ trợ các thị trường tài chính duy trì hoạt động, đồng thời cung cấp các chương trình cho vay lớn dành cho các công ty, các chính quyền bang và địa phương.
Trong khi đó, Quốc hội Mỹ cũng đã phê chuẩn Đạo luật Hỗ trợ, cứu trợ và an ninh kinh tế (CARES) trị giá 2.200 tỷ USD, qua đó cung cấp viện trợ cho các công ty thuộc mọi quy mô, các hộ gia đình và mở rộng trợ cấp thất nghiệp.
Ngay cả khi xuất hiện những dấu hiệu phục hồi, các biện pháp kiểm soát dịch COVID-19 cũng đã để lại những hậu quả tàn phá đối với nền kinh tế Mỹ và khiến hàng triệu việc làm bị mất.
Điều này làm dấy lên lo ngại các công ty sẽ gặp khó khăn khi trả nợ và các hộ gia đình sẽ không thể trả các khoản vay thế chấp nhà, mua xe và thẻ tín dụng.
Trước tình trạng này, ba ngân hàng lớn của Mỹ gồm JPMorgan Chase, Citigroup và Wells Fargo đã quyết định bổ sung thêm tổng cộng 23 tỷ USD vào quỹ dự phòng để đối phó với các khoản nợ xấu.
Theo đó, JP Morgan Chase nâng quỹ dự trữ lên 8,9 tỷ USD, cao hơn so với quý 1, và dự báo quá trình phục hồi kinh tế sẽ "kéo dài" hơn.
Trong khi đó, Citigroup bổ sung 5,6 tỷ USD vào quỹ dự trữ do triển vọng phục hồi kinh tế mờ mịt cũng như chất lượng tín dụng giảm do dịch COVID-19.
Về phần mình, Wells Fargo dành thêm 8,4 tỷ USD cho quỹ dự trữ trong quý 2, nhấn mạnh bản chất "chưa từng có tiền lệ" của đại dịch COVID-19.
Cả 3 ngân hàng trên đã chịu thiệt hại tổng cộng 5 tỷ USD do các khoản nợ xấu trong quý 1 vừa qua.
Các giám đốc điều hành 3 ngân hàng này đều thừa nhận rằng "sức khỏe" của các khoản vay phụ thuộc vào diễn biến tình hình dịch bệnh.
Giám đốc điều hành Citigroup Michael Corbat nhận định đại dịch kìm hãm tăng trưởng kinh tế và dường như sẽ không giảm cho tới khi thế giới điều chế được vắcxin.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy