Theo đó, chỉ số Dow Jones Industrial Average đã bốc hơi 800 điểm chỉ trong vòng 48 giờ qua, các chỉ số chứng khoán khác cũng giảm mạnh; IMF cũng vừa cắt giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu trong 2 năm 2018 - 2019 do lo ngại cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung leo thang. Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng vừa chỉ trích Fed là “điên rồ”, “điên cuồng” và “quá hung hăng” trong việc tăng lãi suất.
Trụ sở Fed
Nhưng các dữ liệu đến sau cuộc họp chính sách tháng 9 của Fed khá phù hợp với những dự báo của cơ quan này, cả về mục tiêu việc làm và lạm phát. Theo đó, tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ tiếp tục giảm xuống mức 3,7% trong tháng 9, mức thấp nhất trong gần nửa thế kỷ qua; trong khi một báo cáo được công bố hôm thứ Năm (11/10) cho thấy, tốc độ tăng giá vẫn nằm trong tầm kiểm soát xung quanh mục tiêu 2% của Fed.
Thậm chí Larry Kudlow - Cố vấn kinh tế trưởng của ông Trump cũng phải thừa nhận rằng ông nghĩ Fed đã “đạt mục tiêu”, và khả năng tăng lãi suất là một dấu hiệu cho thấy “sức mạnh của nền kinh tế, được hoan nghênh và không sợ...”.
Trong khi dù các thị trường chính của Mỹ đang sụt giảm mạnh, nhưng cả hai chỉ số chính Dow Jones và S&P 500 vẫn cao hơn 10% so với các mức đáy trong tháng 2 và tháng 3. Bên cạnh đó, việc giảm giá cổ phiếu thậm chí có thể làm giảm giá trị tài sản mà một số quan chức Fed lo lắng đã bị định giá quá cao so với các mức lịch sử.
Ngay cả sự gia tăng mạnh của lợi suất trái phiếu dài hạn đã khiến các nhà đầu tư cổ phiếu hoảng sợ trong tuần này cũng là một dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đang hoạt động bình thường hơn so với cuộc khủng hoảng tài chính. Trên thực tế, lãi suất dài hạn thấp đã khiến một số quan chức Fed lo ngại rằng lãi suất ngắn hạn có thể tăng cao hơn dẫn tới tình trạng đường cong lợi suất bị nắn thẳng, thậm chí “đảo ngược” và đó được xem là một chỉ báo trước về một cuộc suy thoái mới. Tuy nhiên hiện chênh lệch lợi suất giữa nợ ngắn hạn và dài hạn đang mở rộng đang xua đi những lo ngại này.
Cũng chính bởi vậy nên các nhà phân tích của Capital Economics đã cho biết vào thứ Năm rằng, những chỉ trích của ông Trump và sự lao dốc của chứng khoán “sẽ không đủ để ngăn sự “điên rồ” của Fed sẽ tăng lãi suất trong tháng 12”. Bình luận này được đưa ra ngay sau khi số liệu chỉ giá tiêu dùng tại Mỹ được công bố, mặc dù khi thấp hơn một chút so với kỳ vọng, nhưng vẫn phù hợp với kế hoạch của Fed.
Tuy nhiên, không ít chuyên gia cảnh báo, nếu thị trường chứng khoán tiếp tục sụt giảm mạnh và kéo dài có thể tác động tới triển vọng tăng trưởng thông qua “hiệu ứng của cải” nếu chúng bắt đầu làm xói mòn niềm tin của hộ gia đình và doanh nghiệp, khiến người tiêu dùng và nhà đầu tư cắt giảm chi tiêu.
Hiện các nhà đầu tư vẫn đang đặt cược rất lớn vào việc Fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất với một cơ hội 78% động thái này sẽ tiếp tục diễn ra vào tháng 12 tới, chỉ giảm 3 điểm phần trăm so với thời điểm trước khi chứng khoán Mỹ sụt giảm và những lời chỉ trích của ông Trump.
Theo Thời báo ngân hàng
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy