Bộ GTVT và TP Hà Nội đang lên phương án di dời tạm thời hạ tầng ga Hà Nội về ga Thường Tín để làm tổ hợp ga Ngọc Hồi và ga trung tâm trung chuyển của đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị.
Thực hiện kế hoạch trên, Bộ GTVT đã họp bàn với UBND TP Hà Nội để phân định rõ trách nhiệm làm cơ quan chủ quản đầu tư các hạng mục thuộc tổ hợp ga Ngọc Hồi.
Theo đó, Bộ GTVT sẽ đầu tư các hạng mục với chức năng lập tàu của đường sắt quốc gia. UBND TP Hà Nội đầu tư các hạng mục khu depot thuộc dự án đường sắt đô thị Yên Viên - Ngọc Hồi.
Bộ GTVT cho biết, thời gian tới cơ quan này sẽ phối hợp với Ủy ban quản lý vốn tại doanh nghiệp chỉ đạo Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam và các đơn vị liên quan di dời cơ sở hạ tầng đường sắt quốc gia như các ga Hà Nội, Giáp Bát để bàn giao mặt bằng cho Hà Nội triển khai thực hiện dự án metro Yên Viên - Ngọc Hồi.
Bộ GTVT và Hà Nội đang lên kế hoạch di dời hạ tầng đường sắt quốc gia khỏi ga Hà Nội (Ảnh: Phạm Hải).
Trong thời gian thực hiện dự án tổ hợp ga Ngọc Hồi (huyện Thanh Trì), toàn bộ cơ sở hạ tầng đường sắt quốc gia như các ga Hà Nội, Giáp Bát sẽ được di dời tạm thời về ga Thường Tín. Nhà ga này cách ga Hà Nội khoảng 20km, nằm trên tuyến đường sắt Bắc - Nam.
Theo Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, các tuyến đường sắt quốc gia không xuyên tâm qua ga Hà Nội như hiện nay. Quy hoạch phát triển GTVT Hà Nội nêu rõ, sau khi di dời hạ tầng đường sắt quốc gia, ga Hà Nội có diện tích dự kiến khoảng 15ha chỉ lập tàu khách và là ga trung tâm trung chuyển của đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị và hệ thống giao thông công cộng khác.
Tổ hợp ga Ngọc Hồi nằm cách ga Hà Nội khoảng 13km, có diện tích khoảng 150ha, là nhà ga lớn nhất Việt Nam, được TP Hà Nội công bố quy hoạch chi tiết từ năm 2014. Tàu khách tuyến quốc gia sẽ dừng ở ga này để giảm ách tắc cho nội đô thay vì dừng ở ga Hà Nội như hiện nay.
Nhà ga này có chức năng chính là ga khách, ga hàng hóa, xí nghiệp tàu đô thị, xí nghiệp đầu máy, xí nghiệp toa xe khách, xí nghiệp duy tu bảo dưỡng hạ tầng đường sắt, trạm điện.
Ga Ngọc Hồi được thiết kế là khu vực trung tâm phục vụ khách đi tàu quốc gia và đường sắt đô thị, tạo điểm nhấn kiến trúc cho toàn bộ tổ hợp ga. Quảng trường trước ga đảm bảo được yếu tố không gian kiến trúc và chức năng giao thông, kết nối với giao thông trong khu vực thuận lợi, dễ dàng. Đối với khu vực văn phòng làm việc của các xí nghiệp được thiết kế 3 - 5 tầng, với không gian đẹp, bố trí hài hòa diện tích cây xanh.
Còn dự án đường sắt đô thị số 1, Yên Viên - Ngọc Hồi giai đoạn 1, được Bộ GTVT phê duyệt đầu tư năm 2008, đến năm 2017 được phê duyệt điều chỉnh với dự kiến đến năm 2024 sẽ hoàn thành. Tổng mức đầu tư của dự án này khoảng 80.000 tỷ đồng, đã giải ngân hơn 2.280 tỷ đồng thực hiện công tác thiết kế kỹ thuật của dự án và giải phóng mặt bằng, quản lý dự án, chi phí tư vấn trong nước và chi phí khác.
Đến nay, tổ hợp ga Ngọc Hồi đã thu hồi được khoảng 120ha, diện tích còn vướng thủ tục xác định quy mô metro, đường sắt quốc gia. Để đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị đầu tư các hạng mục thuộc đường sắt quốc gia trong tổ hợp ga Ngọc Hồi, Bộ GTVT đã chỉ đạo Ban Quản lý dự án Đường sắt bàn giao hồ sơ, tài liệu liên quan của dự án metro Yên Viên - Ngọc Hồi để UBND TP Hà Nội chủ động hoàn thiện các thủ tục đầu tư khu Depot và dự án theo thẩm quyền.
Tác giả: Quang Phong
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy