Ngày 27/6, ông Trần Mạnh Hùng, Giám đốc Công ty CP gạch Tuy nen Bình Định, mã cổ phiếu BTN có báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2022 và kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2023.
Theo đó, năm 2023, Công ty CP gạch Tuy nen Bình Định, đặt chỉ tiêu doanh thu hơn 66,4 tỷ đồng, tăng hơn 332% so với năm 2022.
Để có mức tăng trưởng này, doanh nghiệp đưa ra giải pháp trọng tâm là phải tái cấu trúc được nguồn vốn, tìm kiếm các giải pháp tăng trưởng doanh thu trong ngắn và trung hạn, và tái cấu trúc được bộ phận nhân sự chủ chốt có thể lãnh đạo doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn này…
Nhà máy gạch bê tông nhẹ của Công ty CP gạch Tuy nen Bình Định.
Bên cạnh đó, ông Hùng thông tin, năm 2022, Công ty CP gạch Tuy nen Bình Định có kết quả kinh doanh tăng hơn so với năm 2021 và có mở mới được ngành nghề kinh doanh nông sản.
Doanh thu tăng 78,62%, sản lượng sản xuất tăng 29,18%, sản lượng tiêu thụ gạch bằng năm 2021 và tăng thêm phần kinh doanh nông sản năm 2022.
Tuy nhiên không đạt chỉ tiêu so với kế hoạch. Doanh thu chỉ đạt 85,87%, sản lượng đạt 50% so với kế hoạch.
Năm 2022, Công ty CP gạch Tuy nen Bình Định lỗ 6,897 tỷ đồng, so với năm 2021 giảm 10,29%, so với kế hoạch tăng 61,86%.
Các khoản chí phí cố định và biến động có thể kể đến như khấu hao dây chuyền gạch không nung siêu nhẹ AAC (dây chuyền sản phẩm mới) 3,445 tỷ; khấu hao vượt gạch xi măng cốt liệu (do không đạt công suất) 477 triệu đồng; tiền thuê đất phải trả 485 triệu đồng; lãi ngân hàng phải trả 2,517 tỷ…
“Năm 2022, một số chỉ tiêu cơ bản về sản lượng; doanh thu; lợi nhuận chưa đạt mục tiêu đề ra. Nhưng Ban giám đốc cố gắng khai thác tìm đủ nguồn tài chính để trả nợ vay cho ngân hàng và duy trì đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, khai thác và mở rộng ngành nghề kinh doanh”, ông Hùng tiết lộ.
Trong năm qua, doanh nghiệp này gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn, sản phẩm cốt lõi gạch nung tạm ngưng sản xuất, sản phẩm mới chưa được thị trường đón nhận, nguồn nhân lực cũng bị hạn chế nhiều.
Tuy nhiên, công ty đã nỗ lực với nhiều biện pháp thực hiện công tác tiếp thị và cung ứng sản phẩm cho thị trường và khuyến khích khách hàng sử dụng các dòng sản phẩm của công ty hiện có.
Nhưng, tốc độ tiêu thụ sản lượng vẫn còn thấp, chưa đạt kế hoạch so mục tiêu của Hội đồng cổ đông đề ra.
Sản phẩm gạch nung tạm ngừng sản xuất vì thiếu nguyên liệu chuyển sang liên doanh để sản xuất và làm thương mại nên tính cạnh tranh cao, không lành mạnh.
Sản phẩm gạch không nung (xi măng cốt liệu) cả tỉnh hiện có 23 đơn vị nhưng các cơ sở cũng chỉ sản xuất 30-50% công suất thiết kế. Bởi, sản phẩm chủ yếu được phân khúc cho thị phần xây dựng cơ bản, các công trình dân cư chưa xâm nhập được do nhu cầu nhỏ nên tính cạnh tranh cao.
Sản phẩm mới gạch không nung siêu nhẹ AAC còn quá lạ với thị trường, giới chuyên môn, các chủ đầu tư, đơn vị tư vấn thiết kế, nhà thầu.
Sử dụng sản phẩm gạch AAC cần sử dụng vật liệu xây dựng chuyên biệt kèm theo nên kén thị trường và gây tâm lý e dè khi sử dụng sản phẩm mới là điều khó tránh khỏi.
Các dự án lớn về xây dựng cơ bản khởi công tại Bình Định năm 2022 đã được khảo sát, lập dự án, thiết kế từ các năm về trước, trong khi sản phẩm AAC chưa có trên thị trường Bình Định.
Do đó, việc thuyết phục chủ đầu tư, nhà thầu thay đổi thiết kế chuyển sử dụng vật liệu xây dựng không nung AAC gặp khó khăn.
Bên trong nhà máy sản xuất của Công ty CP gạch Tuy nen Bình Định.
Năm 2022, đối với Công ty CP gạch Tuy nen Bình Định có nhiều áp lực về tài chính.
Cụ thể, doanh nghiệp thiếu vốn lưu động nghiêm trọng cho cả sản xuất và thương mại, do công nợ phải thu kéo dài vì tình hình khó khăn chung khách hàng, trong khi không được cấp công nợ tương ứng từ nhà cung cấp.
Đây cũng là năm đến thời điểm phải trả nợ vay đầu tư cả lãi và gốc trong khi việc kêu gọi huy động vốn gặp rất nhiều khó khăn.
Tổng nợ phải trả năm 2022 tăng hơn 7 tỷ đồng so với năm 2021, tương ứng tăng 21,18%. Nguyên nhân chính do giảm nợ vay dài hạn 11,5 tỷ đồng, nhưng tăng nợ ngắn hạn 18,6tỷ đồng.
Vốn chủ sở hữu năm 2022 giảm 6,9 tỷ đồng so với năm 2021, tương ứng giảm 18,16%, do lợi nhuận chưa phân phối năm 2022 giảm 6,9 tỷ đồng.
“Nhìn chung tài sản của công ty nhiều gần gấp đôi số nợ phải trả của công ty (1,76 lần) nhưng đa số tài sản đều dùng để thế chấp cho các khoản vay 54,5 tỷ đồng”, ông Hùng nêu trong báo cáo.
Tác giả: Nguyễn Duy Cường
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy