Tổng Công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa có báo cáo đề xuất Bộ GTVT, Ủy Ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp về phương án đầu tư mở rộng Dự án đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây (Cao tốc HLD).
Theo đó, VEC đề nghị hai cơ quan này chấp thuận phương án giao VEC tiếp tục thực hiện dự án mở rộng cao tốc HLD quy mô 8 làn xe, đoạn tuyến từ nút giao Vành đai 2 đến nút giao với đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, chiều dài gần 22km.
Tổng mức đầu tư mở rộng dự kiến hơn 13.882 tỷ đồng (chưa bao gồm lãi vay trong quá trình xây dựng). Thời gian thực hiện trong quý IV/2022 đến quý III/2026.
Cao tốc TP.HCM- Long Thành- Dầu Giây đoạn qua khu vực trạm thu phí Long Phước. Ảnh: Chí Hùng
Riêng cầu Long Thành, VEC kiến nghị chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn 1 có phạm vi cầu dẫn với kết cấu phần dưới 5 làn xe và kết cấu phần trên là 4 làn xe, cầu chính là 5 làn xe. Trong giai đoạn 2 sẽ đầu tư mở rộng hoàn chỉnh cầu dẫn lên 5 làn xe.
Đối với cầu Long Thành hiện hữu sẽ không đầu tư mở rộng. Còn cầu Sông Tắc do kết cấu nhịp liên tục nên sẽ mở rộng 10 làn xe.
VEC cho hay, với phương án quy mô 8 làn xe như trên, nếu đưa vào khai thác giai đoạn 2025 - 2026 thì khai thác ổn định đến năm 2035 đến 2040. Giai đoạn 2035 đến 2040, đường cao tốc sẽ được kiến nghị mở rộng lên 10 làn theo quy hoạch.
Về cơ cấu nguồn vốn, VEC kiến nghị cơ cấu theo phương án ngân sách Nhà nước chiếm 44,4% và phần còn lại của VEC chiếm 55,6%. Nếu trong trường hợp ngân sách Nhà nước khó khăn, cơ quan thẩm quyền giao VEC tự huy động 100% vốn.
Với phương án này, VEC kiến nghị các cơ chế, trong đó tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp lên 49.562,93 tỷ đồng…
Việc này sẽ giúp VEC tiếp cận các nguồn vốn đầu tư để thực hiện đầu tư các dự án, phát huy vai trò nòng cốt trong việc đầu tư đường cao tốc tại Việt Nam.
Hiện nay, tình trạng ùn tắc thường xuyên xảy ra trên tuyến cao tốc HLD mỗi dịp lễ, Tết. Ảnh: Chí Hùng
Dự án xây dựng đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây giai đoạn I khởi công ngày 3/10/2009 và hoàn thành đưa vào khai thác từ ngày 30/6/2016 với quy mô 4 làn xe.
Tuyến đường cao tốc này đã đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối giao thông cho vùng Đông Nam bộ, đặc biệt là giữa TP.HCM và Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu.
Theo thống kê của Bộ GTVT, từ khi đưa vào khai thác đến nay, lưu lượng phương tiện tham gia lưu thông trên tuyến đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây liên tục tăng, trung bình khoảng 10%/năm.
Chính vì vậy, đến nay, đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây đã rơi vào tình trạng quá tải. Trong đó, phạm vi từ nút giao An Phú (TP.HCM) đến nút giao Long Thành đã khai thác vượt so với năng lực thông hành của tuyến khi thường xuyên kẹt xe, nhất là vào các thời điểm lễ, Tết gây bức xúc cho người dân.
Theo quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây đoạn từ TP.HCM - Long Thành được quy hoạch với quy mô 10 làn xe, tiến trình đầu tư giai đoạn trước năm 2030.
Tác giả: Tuấn Kiệt
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy