Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của "Dự án thành phần đầu tư xây dựng công trình giao thông thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Hòa Bình- Mộc Châu, đoạn tuyến thuộc địa bàn tỉnh Sơn La" vừa được Bộ Tài nguyên và Môi trường công khai tham vấn cộng đồng.
Dự án có chiều dài 32,3km sẽ đi qua địa phận xã Chiềng Yên, xã Mường Men, xã Chiềng Khoa (huyện Vân Hồ) và xã Phiêng Luông (huyện Mộc Châu).
Chủ dự án là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Sơn La. Tuyến cao tốc được xây dựng 4 làn xe, nền đường rộng 22m với vận tốc thiết kế 80km/h.
Tuyến cao tốc qua địa bàn huyện Vân Hồ và Mộc Châu (Sơn La) có chiều dài 32,3km, tổng mức đầu tư 4.445 tỷ đồng (Ảnh minh họa: ĐTM).
Điểm đầu tuyến đường tại km53+000 thuộc xã Chiềng Yên (nối tiếp với dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu đoạn km19-km53 trên địa phận tỉnh Hòa Bình đang triển khai lập báo cáo nghiên cứu khả thi).
Điểm cuối dự án tại km85+300, giao với quốc lộ 43, thuộc xã Phiêng Luông.
Báo cáo ĐTM cho thấy sẽ xây dựng 22 cầu trên tuyến đường chính với tổng chiều dài gần 5,3km (11 cầu vượt dòng chảy suối, khe và 11 cầu vượt địa hình).
Ngoài ra, trên tuyến đường sẽ xây dựng 5 cầu vượt ngang với tổng chiều dài trên 478m và 3 hầm chui dân sinh.
Trên địa bàn huyện Vân Hồ - từ ranh giới tỉnh Hòa Bình và Sơn La, tuyến đường sẽ đi men theo suối Mực qua khu vực bản Suối Mực, bản Phiềng Chà, đi theo sườn núi hướng đường mòn hiện tại về xã Mường Men. Đến khu vực Mường Men, tuyến đường rẽ trái đi dọc phía trái suối Tân về hướng Chiềng Khoa.
Sau đó, tuyến đường tiếp tục vượt suối Tân về trung tâm xã Chiềng Khoa, giao với đường tỉnh 101 và tiếp tục đi men theo sườn núi về phía địa phận huyện Mộc Châu.
Đoạn qua địa bàn huyện Mộc Châu, tuyến cao tốc đi theo sườn núi phía Đông khu vực quy hoạch Khu di tích quốc gia Mộc Châu đến cuối dự án, giao với quốc lộ 43 tại địa phận xã Phiêng Luông.
Vị trí tuyến đường cao tốc qua địa bàn huyện Vân Hồ - Mộc Châu, tỉnh Sơn La (Ảnh: ĐTM).
Dự kiến, tuyến đường cao tốc được xây dựng trong 3 năm (2025-2028); tổng mức đầu tư khoảng 4.445 tỷ đồng (ngân sách trung ương 3.400 tỷ đồng, còn lại ngân sách địa phương).
Tổng công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải - CTCP (TEDI) thực hiện tư vấn lập dự án.
Chủ đầu tư khẳng định, phạm vi thực hiện dự án không cắt qua đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và không đi qua các khu di tích lịch sử cấp quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên hoặc vườn quốc gia.
"Dự án chủ yếu cắt qua các khu đất trồng lúa và đất rừng sản xuất có nguồn gốc rừng tự nhiên", báo cáo ĐTM thông tin.
Theo báo cáo ĐTM, địa hình khu vực dự án đi qua là đồi núi thấp, độ cao trung bình 600-700m.
Tác giả: Thế Kha
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy