Các chuyên gia nhận định với các chính sách của Chính phủ cũng như sự nỗ lực của các bộ, ngành và địa phương đang đẩy mạnh xây nhà ở xã hội, hy vọng nguồn cung nhà ở này sẽ trở lại và dẫn dắt thị trường năm 2024.
Sắp diễn ra Hội nghị toàn quốc về nhà ở xã hội
Thủ tướng Phạm Minh Chính mới đây đã có chỉ đạo đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Trong đó, yêu cầu Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương khẩn trương tổ chức Hội nghị toàn quốc về nhà ở xã hội trong tháng 2.
Bộ Xây dựng cũng được giao tập trung nguồn lực hoàn thiện, bảo đảm chất lượng, tiến độ theo yêu cầu đối với các văn bản hướng dẫn Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi); sớm hướng dẫn phương pháp xác định giá vật liệu tại mỏ được khai thác theo cơ chế đặc thù để các địa phương công bố giá làm cơ sở để các chủ đầu tư phê duyệt giá thanh toán cho nhà thầu.
Hội nghị toàn quốc về nhà ở xã hội diễn ra sáng 22/2 do Bộ trưởng Bộ Xây dựng chủ trì.
Ngay sau đó, Bộ Xây dựng có công văn 637/BXD-QLN về việc mời tham dự Hội nghị triển khai Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030” năm 2024.
Công văn của Bộ Xây dựng nêu rõ, ngày 03/4/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 338 phê duyệt Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”.
Tại Nghị quyết số 01 ngày 05/01/2024 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, Chính phủ đặt mục tiêu trong năm 2024 nỗ lực phấn đấu trên địa bàn cả nước hoàn thành 130.000 căn hộ nhà ở xã hội.
Triển khai các nhiệm vụ được giao, Bộ Xây dựng trân trọng kính mời Lãnh đạo Quý cơ quan tham dự và có ý kiến phát biểu tại Hội nghị triển khai Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030” năm 2024.
Theo đó, chủ trì hội nghị là Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị. Thời gian diễn ra từ 08h30 đến 12h00, ngày 22/02/2024 dưới hình thức họp trực tuyến tại điểm cầu Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố
Thành phần tham dự tại địa phương gồm: Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố; lãnh đạo các Sở: Xây dựng, Quy hoạch - Kiến trúc (đối với TP Hồ Chí Minh), Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường; lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố; lãnh đạo Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh, thành phố; các Ngân hàng thương mại; doanh nghiệp tham gia đầu tư nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh, thành phố do Ủy ban nhân dân tỉnh mời.
Năm 2024 có thêm hơn 47.500 căn nhà ở xã hội?
Các chuyên gia nhận định với các chính sách của Chính phủ cũng như sự nỗ lực của các bộ, ngành và địa phương đang đẩy mạnh xây nhà ở xã hội, hy vọng nguồn cung nhà ở này sẽ trở lại và dẫn dắt thị trường năm 2024.
Bà Phạm Thị Miền, Phó trưởng Ban Nghiên cứu thị trường và Tư vấn Xúc tiến đầu tư (Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam) nhận định, mặc dù thị trường bất động sản còn nhiều khó khăn, nhưng việc thúc đẩy phát triển xây dựng nhà ở xã hội chính là “nền móng” cho chu kỳ phát triển mới của thị trường bất động sản Việt Nam. Phân khúc bất động sản nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá bình dân sẽ phát huy tốt vai trò trụ cột, dẫn dắt toàn bộ thị trường từ giữa năm 2024.
Năm 2024 các địa phương đăng ký hoàn thành tổng 108 dự án nhà ở xã hội với quy mô hơn 47.500 căn.
Trong khi đó, ông Võ Hồng Thắng - Giám đốc R&D Công ty DKRA Group - nhận định, giai đoạn 2024 - 2025, khi thị trường bước sang chu kỳ mới, bất động sản nhà ở sẽ là phân khúc hồi phục đầu tiên. Vì vậy, việc tập trung vào bất động sản nhà ở, đặc biệt là những dự án nhà ở xã hội, nhà giá rẻ, phân khúc chung cư trung cấp và bình dân là khả quan, phù hợp với nhu cầu thị trường, cũng như chiến lược phát triển nhà ở quốc gia giai đoạn 2021 - 2030.
Cùng quan điểm, ông Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam - đánh giá, việc phát triển nhà ở vừa túi tiền sẽ mở ra cơ hội giải quyết tình trạng lệch pha cung cầu, kéo giảm mặt bằng giá nhà ở của toàn thị trường.
Theo Bộ Xây dựng, số lượng dự án nhà xã hội đăng ký hoàn thành năm 2024 của các địa phương đăng ký hoàn thành tổng 108 dự án, đạt quy mô hơn 47.500 căn trong năm nay. Trong đó, 3 địa phương dẫn đầu cả nước về mục tiêu hoàn thành nhà ở xã hội là Bắc Ninh, Bình Dương và Hải Phòng. Đứng đầu, Bắc Ninh đăng ký hoàn thành nhiều nhà ở xã hội nhất với 5 dự án, quy mô 6.000 căn. Đứng thứ hai là Bình Dương với 20 dự án, quy mô 4.500 căn. Và thành phố Hải Phòng xếp thứ ba với gần 4.000 căn từ 8 dự án.
Bên cạnh đó, Hà Nội đăng ký 3 dự án với gần 1.200 căn, còn TP. HCM là 6 dự án, quy mô gần 3.800 căn. Chỉ tiêu của 2 địa phương này trong giai đoạn 2021-2025, theo đề án xây 1 triệu căn nhà ở xã hội của Thủ tướng, lần lượt hơn 18.700 căn và hơn 26.000 căn.
Về triển khai thực hiện gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội, theo báo cáo của các địa phương và các chủ đầu tư, hiện nay đã có 27 tỉnh công bố danh mục 63 dự án đủ điều kiện vay theo Chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng với nhu cầu vay vốn là 27.966 tỷ đồng.
Tính đến thời điểm cuối năm 2023 mới có một số dự án nhà ở xã hội tại các địa phương được giải ngân với số vốn khoảng gần 180 tỷ đồng.
Tác giả: Ninh Phan
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy