Theo đó, đơn vị này cho hay tiếp nối kết quả đạt được năm 2018, môi trường đầu tư của TP.Hà Nội được cải thiện rõ nét, thu hút đầu tư được đẩy mạnh. Chỉ số năng lực cạnh tranh năm 2018 tăng 4 bậc so với năm 2017, xếp thứ 9/63 tỉnh, thành cao nhất từ trước đến nay và Hà Nội nằm trong top 10 địa phương có chất lượng điều hành xuất sắc nhất cả nước.
Đặc biệt là thu hút đầu tư nước ngoài, theo công bố của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 4 tháng đầu năm 2019, Hà Nội dẫn đầu cả nước, chiếm 30,6% tổng vốn đăng ký; 5 tháng đầu năm 2019 đạt 4,75 tỷ USD.
Những số liệu này chưa bao gồm dự án Tổ hợp vui chơi, giải trí đa năng - Trường đua ngựa với tổng vốn đầu tư 420 triệu USD, hiện đang được Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn thiện Quyết định chủ trương đầu tư theo chỉ đạo của Thủ tướng tại thông báo số 194/TB-VPCP ngày 20/5/2019. Dự án được cấp quyết định chủ trương đầu tư sẽ góp phần nâng thu hút đầu tư nước ngoài của Hà Nội đạt 5,3 tỷ USD.
Ảnh minh họa.
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội, nhằm hoàn thành kế hoạch thu hút FDI năm 2019 bằng hoặc vượt năm 2018 (trên 7,5 tỷ USD), thành phố tiếp tục đẩy mạnh công tác xúc tiến, chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư và các sở, ngành liên quan rà soát quỹ đất và lập kế hoạch thu hút các dự án lớn; phân công đến từng cán bộ đôn đốc, theo dõi, hỗ trợ nhà đầu tư hoàn thiện các thủ tục đầu tư, sớm đưa dự án vào triển khai thực hiện.
Bên cạnh đó, TP. Hà Nội chú trọng công tác xúc tiến đầu tư tại chỗ thông qua các hội nghị, gặp gỡ, trao đổi với nhà đầu tư, kịp thời nắm bắt, tháo gỡ khó khăn; thúc đẩy mở rộng đầu tư kinh doanh, nâng cao tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện dự án đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Ngoài ra, TP. Hà Nội xác định một số ngành, lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư phù hợp với xu hướng phát triển chung, có thể tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, góp phần nâng cao chất lượng sống của người dân và khai thác được các lợi thế của thủ đô.
Cụ thể, phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị đồng bộ và hiện đại; khu đô thị thông minh, hạ tầng cấp nước, thoát nước, môi trường; các lĩnh vực dịch vụ có mức độ giá trị gia tăng cao, người lao động có mức lương cao hơn và được phát triển kỹ năng như: Dịch vụ công nghệ thông tin, đổi mới sáng tạo, công nghệ sinh học, du lịch, GD&ĐT, y tế - chăm sóc sức khỏe, logistic; trung tâm tài chính; trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D); trung tâm công nghệ của quốc gia và khu vực.
Lê Phương Anh
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy