Theo thống kê của FiinGroup, so với cùng kỳ năm trước, lợi nhuận sau thuế quý 1/2021 của khối doanh nghiệp niêm yết đã tăng tới 140,6%, đánh dấu sự khởi đầu của một chu kỳ tăng trưởng mới. Lợi nhuận tăng mạnh 140% nhờ biên lợi nhuận cải thiện ở một số ngành mang tính chu kỳ như Bất động sẩn và Thép; nền so sánh cùng kỳ thấp.
Tuy nhiên, mức tăng trưởng này sẽ khó lặp lại trong quý 2 do nền so sánh cùng kỳ đã không còn ở mức thấp; giá nguyên vật liệu tăng cao trong thời gian dài sẽ thu hẹp biên lợi nhuận của một số ngành lớn gồm Phân bón, Sản xuất sữa, Xây dựng và Dược phẩm. Covid bùng phát nhanh cũng khiến ngành Du lịch và Giải trí càng khó khăn.
Nếu so với quý liền kề trước đó Quý 4/2020 thì doanh thu và lợi nhuận khối doanh nghiệp trong quý đầu tiên của năm 2021 lần lượt giảm 9,8% và 23,5%. Sự giảm tốc này chủ yếu do nhóm Bất động sản dân cư, Xây dựng, Điện, Thực phẩm, Hàng không. Trong khi đó, nhóm Sản xuất Sữa với đại diện lớn nhất là VNM có doanh thu giảm 8,5% nhưng lợi nhuận sau thuế tăng 28,5% nhờ cắt giảm chi phí bán hàng, quảng cao, khuyến mại và chi phí quản lý.
Sự sụt giảm về doanh thu so với quý liền kề trước phần lớn do tác động yếu tố mùa vụ nghỉ tết kéo dài, và ảnh hưởng dịch bùng phát tại một số tỉnh thành. Ngoài ra, nếu nhìn lại thì quý 1 các năm trước đều giảm 16-17% so với quý 4 của năm trước đó.
Một điểm tích cực là hoạt động kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp đã hồi phục và đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng mạnh mẽ của lợi nhuận kế toán thay vì đến từ thu nhập tài chính như các quý trước đây.
Chất lượng lợi nhuận cải thiện chủ yếu được hỗ trợ bởi biên lợi nhuận mở rộng. Biên Ebit tăng 2,5 điểm phần trăm so với cùng kỳ đóng góp 80% vào tăng trưởng lợi nhuận kế toán của khối doanh nghiệp trong quý 1 này. Tuy nhiên, sự cải thiện về Ebit chỉ tập trung một số ngành như Bất động sản, Tài nguyên cơ bản và Hoá chất và phấn lớn được hỗ trợ bởi yếu tố về giá thành phẩm tăng nhanh hơn là cải thiện các yếu tố nội tại doanh nghiệp.
Cũng theo FiinGroup, năng lực trả nợ vay của khối doanh nghiệp cải thiện nhưng gánh nặng nợ vay gia tăng. Cụ thể, Ebit hồi phục giúp cải thiện khả năng chi trả lãi vay của doanh nghiệp nhưng vẫn chưa về mức trước khi dịch Covid 19 khởi phát. Cụ thể, hệ số chi trả lãi vay (ICR) tăng đều từ 2,0x trong quý 1/2020 lên 3,4x trong quý 1/2021 và gần chạm mức cùng kỳ năm 2019.
Quý 1/2021, hệ số đánh giá Khả năng thanh toán nợ vay của doanh nghiệp (Nợ vay/Ebita) tăng mạnh lên mức 15,7x từ mức thấp 11,7x trong quý liền kề trước đó.
Mặc dù xu hướng tăng trong quý 1 hàng năm do yếu tố thời vụ nhưng hệ số này đã chạm mức rất cao nếu so với mức trung bình của giai đoạn trước khi dịch Covid 19 bùng phát. Điều này cho thấy gánh nặng nợ vay của khối doanh nghiệp đang gia tăng đáng kể đặc biệt là trong nhóm Bất động sản, Xây dựng và Thực phẩm đồ uống.
Tác giả: An Nhiên
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy