Tổng công ty CP Thiết bị điện Việt Nam - Gelex (GEX) vừa thông báo về việc đăng ký mua thêm 22,5 triệu cổ phiếu VGC của Tổng công ty Vigilacera với mục đích nâng tỷ lệ sở hữu để nắm quyền chi phối doanh nghiệp.
Hiện tại, Gelex nắm giữ trực tiếp 119,4 triệu cổ phiếu VGC, tương đương 26,64% vốn doanh nghiệp. Nếu hoàn tất mua vào đủ số lượng cổ phiếu nói trên, Gelex sẽ nắm tổng cộng 141,9 triệu cổ phiếu VGC, tương đương 31,65% cổ phiếu đang lưu hành của Viglacera.
Ngoài Gelex, cơ cấu cổ đông của Viglacera hiện còn có Công ty Thiết bị điện Gelex (có liên quan Gelex) nắm 19,43% vốn. Như vậy, thương vụ kể trên hoàn tất sẽ nâng tỷ lệ sở hữu của Gelex (trực tiếp và gián tiếp) tại Viglacera lên 51,1% và chính thức nắm quyền chi phối doanh nghiệp có quỹ đất khu công nghiệp lớn hàng đầu miền Bắc.
Thương vụ mua vào cổ phiếu nói trên dự kiến được Gelex thực hiện từ 8/3 đến 6/4 thông qua các giao dịch thỏa thuận hoặc khớp lệnh trên sàn. Hiện thị giá VGC vào khoảng 35.900 đồng/cổ phiếu, tương đương mức giá Gelex phải chi ra để hoàn tất thương vụ vào khoảng 800 tỷ đồng.
Trước đó, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2020, ban lãnh đạo Gelex đã đặt ra mục tiêu sở hữu chi phối 51% vốn điều lệ của Viglacera. Để hiện thực mục tiêu này, Gelex đã công bố chào mua và mua thành công hơn 94,6 triệu cổ phiếu VGC, nâng tổng tỷ lệ sở hữu tại Viglacera từ 24,96% lên 46,15% vào cuối năm 2020.
Khi đó, Gelex ước tính để nắm tỷ lệ sở hữu (51%) tại Viglacera, công ty phải mua thêm khoảng 4,85% cổ phần đang lưu hành nhưng không cần thực hiện chào mua công khai do số lượng cổ phần này dưới 5%.
Trên thị trường, Viglacera chính là một trong những mục tiêu M&A mà ban lãnh đạo Gelex đặt ra để mở rộng kinh doanh trong lĩnh vực triển khu công nghiệp.
Trong đó, Viglacera hiện là một trong những nhà phát triển đầu tư bất động sản khu công nghiệp lớn nhất phía Bắc. Công ty này sở hữu hàng loạt khu công nghiệp lớn tại các tỉnh phía Bắc như KCN Phú Hà (Phú Thọ) 350 ha; KCN Đồng Văn 4 (Hà Nam) 600 ha; KCN Tiền Hải (Thái Bình) 466 ha; các KCN Tiên Sơn, Yên Phong 2C, Yên phong, Thuận Thành cùng tại Bắc Ninh với tổng diện tích gần 1.500 ha…
Theo chủ trương đầu tư của Gelex vào Viglacera, công ty sẽ phát triển bất động sản khu công nghiệp theo hướng bao gồm cả hoạt động đầu tư nhà ở xã hội, nhà ở chuyên gia trong nội khu. Tại các khu vực lân cận khu công nghiệp, dự án nhà ở giá rẻ sẽ được nghiên cứu đầu tư.
Trong năm 2020 vừa qua, Gelex ghi nhận tổng cộng 19.949 tỷ đồng doanh thu, tăng 17% so với năm liền trước và thu về khoản lợi nhuận sau thuế 966 tỷ, cũng cao hơn 18%.
Trong khi đó, Viglacera ghi nhận 9.413 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 7%. Lợi nhuận sau thuế công ty này đạt được trong năm là 665 tỷ đồng, giảm 12%.
Theo kế hoạch kinh doanh mới đề ra, Gelex cho biết trong trường hợp hợp nhất được Viglacera vào hệ thống, doanh thu năm 2021 dự kiến đạt 33.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 1.900 tỷ, cao gấp đôi so với năm 2020.
Tác giả: Quang Thắng
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy