Theo Wall Street Journal, kể từ khi dịch Covid-19 bùng nổ, giá nhà toàn cầu tăng ở mức mạnh nhất kể từ đợt bùng nổ giá nhà tại Mỹ hồi giữa thập niên 2000. Và chưa có dấu hiệu nào cho thấy cơn sốt sẽ hạ nhiệt.
Ban đầu, việc giá nhà tăng góp phần hỗ trợ nền kinh tế toàn cầu phục hồi từ dịch Covid-19. Tuy nhiên, cơn sốt giá kéo dài sẽ dẫn tới những vấn đề tài chính nghiêm trọng.
Thống kê của Ngân hàng Dự trữ Trung ương Dallas cho thấy giá nhà tăng 4,91% tại 16 nền kinh tế hồi năm ngoái, mức tăng cao nhất kể từ năm 2006. Đây là sự tăng trưởng cực nóng xét trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu suy giảm 3,3%.
Thị trường nhà ở Mỹ thiếu hàng triệu căn để đáp ứng nhu cầu quá lớn của người dân. Ảnh: AP.
Cơn sốt giá không có dấu hiệu hạ nhiệt. Thị trường địa ốc Mỹ đang thiếu hàng triệu căn nhà để đáp ứng nhu cầu người mua. Giá tăng vọt tại nhiều quốc gia châu Âu, Hàn Quốc, Australia, New Zealand và Canada.
Sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008, các ngân hàng toàn cầu cho vay một cách cẩn trọng hơn. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, ngành ngân hàng phụ thuộc vào thị trường nhà đất ở quy mô vượt xa so với trước đây. Tại 18 nền kinh tế phát triển, cho vay thế chấp chiếm gần 60% tổng cho vay ngân hàng.
Trong 10 năm qua, nợ hộ gia đình tại nhiều nền kinh tế như Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Canada hay Thụy Điển tăng vọt. Đây đều là những nơi ngành ngân hàng không chịu thiệt hại trong cuộc khủng hoảng 2008. Các nhà phân tích dự báo sau cuộc khủng hoảng do dịch Covid-19 gây ra, nợ hộ gia đình tại các nền kinh tế này sẽ tiếp tục phình to.
Giá nhà tại Singapore đang tăng cao kỷ lục. Ảnh: Straits Times.
Một số nước đã tìm cách cản trở đà tăng dữ dội của giá nhà. Mới đây, chính quyền Hàn Quốc thông qua hàng chục quy định mới về thuế và cho vay để hạ nhiệt thị trường bất động sản. Ngân sách liên bang của Canada bao gồm thuế đánh lên bất động sản trống hoặc ít sử dụng của người nước ngoài. Tuy nhiên, các biện pháp này chưa đem lại nhiều hiệu quả.
Đầu năm nay, ông Stefan Ingves - Thống đốc Ngân hàng Trung ương Thụy Điển - so sánh vấn đề nợ hộ gia đình với việc ngồi trên miệng một quả núi nửa. Các nhà kinh tế nổi tiếng như Atif Mian, Amir Sufi và Emil Verner cảnh báo nợ hộ gia đình quá lớn có thể kéo tụt tăng trưởng kinh tế.
Theo nghiên cứu đăng trên Tạp chí Kinh tế Nhà đất hồi năm 2018, từ năm 2009 đến 2013, Singapore áp dụng hàng loạt biện pháp để hạ nhiệt giá nhà và đã thành công.
Các biện pháp này bao gồm thuế cao đánh lên nhà thứ cấp, hợp đồng cho vay dài hạn ơn, mức trần thu nhập để được vay thế chấp… Nhưng quý I năm nay, giá nhà tại Singapore tăng cao kỷ lục. Riêng giá nhà mặt đất ở Singapore tăng hơn 5% trong 3 tháng đầu năm.
Các nhà kinh tế đề xuất biện pháp tăng thuế theo giá trị căn nhà và mảnh đất phía dưới, tuy nhiên chính phủ nhiều nước chưa áp dụng. Dù vậy, giới chuyên gia cho rằng các chính phủ cần tính toán đến chuyện tăng thuế bất động sản.
Tác giả: Minh Phụng
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Đăng Tin Cho Thuê Phòng Trọ
- Fiato uptown
- Căn hộ https://tungbachland.vn/gem-park/
- sun urban city hà nam
- Dự án Gamuda Land Nhơn Trạch
- Trang Chuyên Mua Bán Nhà Đất Quy Nhơn
- Dự án khu chung cư tân đông hiệp Dĩ An
- Foresta
- Dự án Vinhomes Wonder Park Đan Phượng
- industrial property for lease in viet nam
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy