Trên sàn CoinDesk, lúc 6h sáng 2/8 (giờ Việt Nam), giá Bitcoin đứng mức 40.074 USD, giảm 4,4%, tương đương mỗi coin mất 1.852 USD. Trong 24 giờ gần nhất, Bitcoin giao dịch thấp nhất ghi nhận tại 39.496 USD và cao nhất tại 42.562 USD.
Bitcoin giảm sâu trong ngày giao dịch đầu tháng 8.
Trên sàn Vicuta, giá tiền ảo này được điều chỉnh mua vào mức 902,7 triệu đồng và bán ra mức 942,8 triệu đồng.
Theo CoinMarketCap, lượng Bitcoin giao dịch trong 24 giờ qua vào khoảng 27 tỷ USD, vốn hóa thị trường ghi nhận 748,5 tỷ USD.
Hàng loạt tiền ảo vốn hóa lớn khác cũng lao dốc theo Bitcoin. Trong đó Ripple giảm 2,8%, Dogecoin giảm 1,8%, Bitcoin Cash giảm 4,5%, Chainlink giảm 2,7%, Solana giảm 6,3%...
Tuy vậy thị trường vẫn ghi nhận một số điểm sáng như Polkadot tăng 9,7%, Ethereum tăng 1,2%, Terra tăng 10,4%.
Bitcoin trước đó có chuỗi ngày phục hồi ấn tượng, nhờ thị trường xuất hiện những tin đồn về việc Amazon có thể chấp nhận tiền số trong thanh toán. Ngoài ra, tiền ảo giá trị nhất thế giới được hưởng lợi nhờ những nhận xét tích cực của Elon Musk và Cathie Wood gần đây. Tỷ phú Musk tiết lộ công ty vũ trụ của ông - Space X cũng đang sở hữu Bitcoin. Trong khi nhà đầu tư nổi tiếng Cathie Wood nói rằng các tập đoàn lớn nên cân nhắc bổ sung Bitcoin vào bảng cân đối kế toán.
Ông chủ Tesla Elon Musk từng đẩy giá Bitcoin tăng phi mã sau khi tiết lộ hãng xe điện của ông đã đầu tư 1,5 tỷ USD vào Bitcoin và sẽ chấp nhận thanh toán bằng tiền mã hóa.
Tuy nhiên hồi tháng 5, Elon Musk bất ngờ quay lưng với Bitcoin, tuyên bố tạm dừng chấp nhận Bitcoin vì các vấn đề môi trường. Điều này đã khiến giá Bitcoin lao dốc không phanh.
Ngoài ra, thị trường tiền ảo cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi những chỉ trích về lượng điện năng tiêu thụ để khai thác, Trung Quốc siết chặt quản lý, cùng với đó là sự giám sát ngày càng gắt gao hơn ở Mỹ, châu Âu.
Việc Trung Quốc ngày càng siết chặt quản lý giao dịch và khai thác tiền điện tử đã tạo áp lực lên giá Bitcoin. Các khu vực chính chịu trách nhiệm đào Bitcoin ở Trung Quốc đã buộc phải đóng cửa các hoạt động.
Trước đó, Ngân hàng trung ương của Trung Quốc cũng đã nói chuyện với các công ty tài chính và Fintech nhắc nhở họ không cung cấp các dịch vụ liên quan đến tiền số cho khách hàng.
Năm 2017, Trung Quốc đã cấm các sàn giao dịch tiền số trong nước, buộc họ phải chuyển ra nước ngoài. Điều đó không ngăn được các nhà đầu tư Trung Quốc mua và bán tiền số. Tuy nhiên, các hành động cứng rắn năm nay của các cơ quan quản lý Trung Quốc đã nhằm thắt chặt hơn nữa các hạn chế đối với giao dịch và khai thác.
Tác giả: Hòa Bình
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy