Hưởng lợi từ tăng trưởng xuất khẩu cùng với giá cước vật tải tăng cao, nhiều doanh nghiệp ngành vận tải biển lãi lớn.
Theo Cục Hàng hải Việt Nam, trong 10 tháng năm 2021, tổng khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam ước tính đạt 587 triệu tấn, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2020. Trong khi, sản lượng nhiều mặt hàng qua cảng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 thì hàng container vẫn duy trì được đà tăng trưởng 2 con số với khối lượng 10 tháng ước tính đạt gần 20,3 triệu TEU, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2020.
Cục Hàng hải Việt Nam cho biết, hiện Chính phủ đã triển khai kiểm soát dịch bệnh hiệu quả, đồng thời chỉ đạo các giải pháp đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế. Đây sẽ là những nhân tố hứa hẹn hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển duy trì đà tăng trưởng mạnh trong thời gian tới.
Còn theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn tới năm 2050, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 313.000 tỷ đồng để hướng tới đầu tư và phát triển hệ thống cảng biển đồng bộ, hiện đại, dịch vụ chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội.
Theo quy hoạch này, Việt Nam sẽ xây dựng các bến cảng quy mô lớn phục vụ các khu kinh tế, khu công nghiệp. Thông qua hệ thống này, Việt Nam sẽ đáp ứng lượng hàng hóa thông quan từ 1.140 đến 1.423 triệu tấn.
Các chuyên gia của Công ty CP Chứng khoán SSI (SSI) cho biết, mức tăng giá cước vận tải đã diễn ra trên diện rộng. Trong đó, mỗi tuyến Nam-Bắc tăng từ 70-160% so với đầu năm 2021. Giá cước cũng tăng ở vận chuyển container rỗng ở nhiều tuyến từ 20% lên 50%, ở tuyến quốc tế Hải Phòng-Hồng Kông (Trung Quốc), tăng 25%.
Theo SSI, nhu cầu vận tải container dự kiến sẽ tăng dần trở lại sau các đợt giãn cách xã hội do COVID-19, trong khi đó nguồn cung lại khan hiếm do nhiều tàu container trong nước đã được cho thuê ra thị trường quốc tế.
Được hưởng lợi từ tăng trưởng xuất khẩu, cùng với giá cước vận tải tăng cao, nhiều doanh nghiệp ngành vận tải biển lãi lớn trong quý III, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 khiến nhiều lĩnh vực, ngành nghề lao đao.
Cụ thể, Công ty CP Vận tải biển Việt Nam (HoSE: VOS), với doanh thu thuần quý III/2021 đạt 384 tỷ đồng, tăng 31,2% so với cùng kỳ. Trong khi đó, chi phí vốn lại giảm 30% xuống còn hơn 209 tỷ đồng, dẫn đến lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ còn 175 tỷ đồng – cải thiện rất nhiều so với số lỗ gộp 8 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái.
Lợi nhuận sau thuế 9 tháng đầu năm của VOS đạt hơn 408 tỷ đồng, vượt rất xa so với số lỗ 139 tỷ đồng ghi nhận trong 9 tháng đầu năm 2020 và cũng vượt xa kế hoạch đặt ra cho cả năm.
Trong quý doanh thu tài chính đạt 12,2 tỷ đồng, tăng 10,2 tỷ đồng so với cùng kỳ. Trong khi đó chi phí tài chính chỉ tăng nhẹ hơn 1 tỷ đồng, lên mức gần 34 tỷ đồng. Ngoài ra trong quý VOS còn ghi nhận khoản lợi nhuận khác 56 tỷ đồng, tăng 19 tỷ đồng so với cùng kỳ.
Kết quả, quý III VOS lãi sau thuế gần 186 tỷ đồng, tăng đột biến so với số lỗ 21 tỷ đồng ghi nhận trong quý III/2020.
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2021 doanh thu gần như đi ngang đạt 964 tỷ đồng, trong đó phần lớn, chiếm trên 98% tổng doanh thu là đến từ vận tải. Lợi nhuận sau thuế đạt hơn 408 tỷ đồng, vượt rất xa so với số lỗ 139 tỷ đồng ghi nhận trong 9 tháng đầu năm 2020 và cũng vượt xa kế hoạch đặt ra cho cả năm.
Giải trình về kết quả kinh doanh quý III và 9 tháng đầu năm 2021, VOS cho biết, đội tàu của công ty hoạt động ổn định, an toàn và hiệu quả, tận dụng cơ hội để tăng doanh thu và cải thiện kết quả kinh doanh. Bên cạnh đó công ty đang triển khai tái cơ cấu toàn diện, bao gồm tái cơ cấu tài chính, tổ chức và đội tàu nên đã cải thiện được kết quả kinh doanh chung.
Tương tư, Công ty CP Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HOSE: HAH), doanh thu thuần quý III đạt gần 476 tỷ đồng, tăng 65% so với cùng kỳ. Trong khi đó, giá vốn chỉ tăng 38% giúp lãi gộp tăng đột biến lên gần 140 tỷ đồng, gấp 3 lần cùng kỳ.
Trong kỳ, doanh thu tài chính của HAH tăng 83%, chi phí tài chính tăng 29% cùng với chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 9%. Kết quả, lợi nhuận sau thuế doanh nghiệp đạt 100,8 tỷ đồng, tăng 367%.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu thuần của HAH tăng 55% lên 1.284 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 284 tỷ, tăng hơn gấp đôi cùng kỳ.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu thuần của HAH tăng 55% lên 1.284 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 284 tỷ, tăng hơn gấp đôi cùng kỳ.
Năm 2021, Công ty đặt kế hoạch 1.661 tỷ doanh thu và 158 tỷ lợi nhuận sau thuế. Như vậy, sau 9 tháng đầu năm, HAH đã lần lượt thực hiện được 77% chỉ tiêu doanh thu đồng thời vượt tới 80% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm.
Theo HAH, trong quý III, giá cho thuê tàu tăng, sản lượng vận tải tăng, giá cước tăng dẫn tới lợi nhuận từ đội tàu khai thác tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước.
Mặt khác, sản lượng hoạt động khai thác cảng và depot cũng tăng do đội tàu đem lại. Hoạt động tại các công ty liên kết cũng có mức lợi nhuận tốt, đóng góp thêm cho đà tăng kết quả hợp nhất của toàn doanh nghiệp.
Tính đến cuối quý III/2021, tổng tài sản HAH tăng 33% lên hơn 2.791 tỷ đồng. Trong đó, các khoản phải thu ngắn hạn tăng 62% lên hơn 500 tỷ đồng.
Nợ phải trả của HAH cũng tăng mạnh lên 1.250 tỷ đồng, tương đương tăng 65%. Trong đó, vay thuê tài chính ngắn hạn và dài hạn đều tăng lần lượt 66% và 65% lên 185 tỷ đồng và 634 tỷ đồng chủ yếu để mua, thuê thêm tàu container.
Một doanh nghiệp khác là Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (UPCoM: MVN) cũng đạt doanh thu hợp nhất 9 tháng đầu năm đạt 10.188 tỷ đồng, tăng 31%; lãi trước thuế 2.045 tỷ đồng, gấp 7,75 lần so cùng kỳ 2020. Riêng quý III, MVN đạt 4.127 tỷ đồng doanh thu, tăng 71%; lợi nhuận 760 tỷ đồng, cùng kỳ năm trước báo lỗ gần 30 tỷ đồng.
Doanh thu hợp nhất 9 tháng đầu năm của MVN đạt 10.188 tỷ đồng, tăng 31%; lãi trước thuế 2.045 tỷ đồng, gấp 7,75 lần so cùng kỳ 2020.
Theo Lãnh đạo MVN, Tổng công ty và các doanh nghiệp thành viên bước vào quý III tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức khi đại dịch COVID-19 bùng phát trong nước, ngành hàng hải Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề do sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng hàng hóa. Tuy nhiên, MVN và các doanh nghiệp thành viên đã xây dựng các kịch bản, phương án ứng phó với các tình huống của dịch bệnh, đảm bảo chủ động trong mọi trường hợp để các hoạt động sản xuất kinh doanh, diễn ra liên tục, các cảng biển và đội tàu luôn đảm bảo khai thác an toàn, hiệu quả.
Nhờ vậy, các mảng hoạt động kinh doanh của MVN đã đạt được nhiều kết quả khả quan, từ kinh doanh vận tải đến khai thác cảng biển đều vượt so với cùng kỳ năm 2020. Cụ thể, sản lượng hàng hóa thông qua các cảng biển thuộc MVN trong 3 quý đạt 98,2 triệu tấn, tăng 17% so với cùng kỳ trước. Doanh thu đạt hơn 5.100 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 1.550 tỷ đồng tăng gần 50% so với cùng kỳ năm trước. Các cảng vượt kế hoạch như Hải Phòng, Quy Nhơn, Sài Gòn, Đà Nẵng. Các nhóm cảng liên doanh khu vực phía Nam cũng đạt lợi nhuận cao, chiếm 35% thị phần container cụm cảng Cái Mép – Thị Vải.
Khối vận tải biển trong tháng 9 ghi nhận kết quả kinh doanh vượt kế hoạch đề ra, nhờ sự hồi phục mạnh từ thị trường tàu hàng khô, đặc biệt với phân khúc Supramax và Handysize. Các doanh nghiệp cũng đã đàm phán cho thuê tàu với giá tốt. Tổng sản lượng vận tải biển 9 tháng qua đạt hơn 18 triệu tấn, lợi nhuận hơn 380 tỷ đồng. Các doanh nghiệp có lợi nhuận tăng vượt bậc so với cùng kỳ năm trước gồm VIMC Shipping, Vosco, Vinaship, Transco.
Tác giả: Đình Đại
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy