Thị trường dầu mỏ khởi sắc trong phiên ngày 1/2 khi nhà đầu tư lạc quan vào nỗ lực cắt giảm nguồn cung của các nhà sản xuất năng lượng chủ chốt và hy vọng kinh tế toàn cầu sẽ sớm phục hồi.
Cụ thể, giá dầu Brent nhảy vọt 46 xu Mỹ, tương đương 0,8%, lên mức 55,50 USD/thùng. Trong khi đó giá dầu ngọt nhẹ WTI của Mỹ cũng tăng 31 xu Mỹ, khoảng 0,6%, đạt mức 52,51 USD/thùng. Cả hai mặt hàng dầu chủ chốt vừa ghi nhận mức leo dốc gần 8% trong tháng 1/2021.
Giá dầu tiếp tục đi lên trong phiên 1/2.
Giá “vàng đen” tăng mạnh trong tháng đầu tiên của năm nay nhờ tiến triển trong quá trình triển khai vaccine tại các nước chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 và thỏa thuận cắt giảm sản lượng của các nhà sản xuất lớn như Ả Rập Saudi.
“Tâm lý tích cực của giới đầu tư là lực đẩy quan trọng nhất đối với thị trường trong phiên giao dịch hôm nay. Viễn cảnh lượng dầu tồn kho toàn cầu tiếp tục giảm trong những tuần tới nhờ việc tự nguyện cắt giảm sản lượng của Ả Rập Saudi tiếp tục đẩy giá dầu đi lên trong ngắn hạn” - nhà phân tích hàng hóa Giovanni Staunovo của UBS cho biết. Theo chuyên gia này, giá dầu Brent sẽ chạm mức 60 USD thùng vào giữa năm nay.
Nhà phân tích Carsten Fritsch của Commerzbank nhận xét: “Các nước thành viên Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đang tuân thủ chặt thỏa thuận cắt giảm sản lượng để thắt chặt cung cầu. Đây là một trong những lý do chính giúp giá dầu duy trì đà tăng mạnh trong những tháng gần đây”.
Ngân hàng Goldman Sachs cho biết, giá dầu có thể tăng lên 65 USD/thùng vào tháng 7, đồng thời dự báo thị trường dầu có thể thiếu hụt khoảng 900.000 thùng/ngàytrong nửa đầu năm 2021, cao hơn so với dự đoán trước đó là 500.000 thùng/ngày.
Tuy nhiên, sự chậm trễ trong việc triển khai vaccine ngừa Covid-19, diễn biến khó lường của dịch bệnh và các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có thể cản trở đà tăng của giá dầu trong những tuần tới.
Tại Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ dầu lớn thứ hai thế giới, số ca nhiễm Covid-19 gia tăng đã dẫn đến các lệnh hạn chế đi lại trước Tết nguyên đán, thường là mùa di chuyển nhiều nhất trong năm. Ngoài ra, việc kiểm soát vaccine chặt chẽ hơn của Liên minh châu Âu (EU) và việc trì hoãn giao hàng từ các hãng dược phẩm AstraZeneca và Pfizer đã làm chậm quá trình triển khai vaccine.
Trong khi đó, một số nhà phân tích lại đánh giá lạc quan khi cho rằng nhờ những bước tiến trong quá trình sản xuất vaccine và tình trạng lây nhiễm giảm ở một số khu vực, nhu cầu dầu có thể sẽ phục hồi nhanh chóng khi ngày càng nhiều dân số thế giới được tiêm vaccine ngừa Covid-19.
Thoe cuộc thăm dò của Reuters, giá dầu dự kiến sẽ duy trì ở mức hiện tại trong hầu hết năm nay trước khi phục hồi mạnh hơn vào cuối năm 2021.
Tác giả: Nguyễn Thu
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy