Giá USD tại kênh ngân hàng giảm mạnh trong khi thị trường tự do quay đầu hồi phục. Ảnh: Chí Hùng.
Ngày 18/7, tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đưa ra ở mức 24.251 đồng/USD, giảm 5 đồng so với phiên giao dịch hôm qua (17/7). Trong khi Sở Giao dịch NHNN vẫn giữ nguyên giá mua - bán ngoại tệ này ở mức 23.400 - 25.450 đồng/USD.
Tại các ngân hàng thương mại, tỷ giá USD/VND đồng loạt giảm với biên độ phổ biến 20-100 đồng so với phiên trước, chủ yếu bán ra ở mức 25.463 đồng/USD.
Tại Vietcombank - ngân hàng có doanh số giao dịch ngoại tệ lớn nhất hệ thống - tỷ giá đồng bạc xanh hiện được niêm yết ở mức 25.090 - 25.440 đồng/USD (mua - bán), giảm 48 đồng ở chiều mua vào và 28 đồng ở chiều bán ra so với phiên giao dịch liền trước.
Tương tự, BIDV có tỷ giá đổi USD sang VND được cập nhật ở mức 25.130 - 25.450 đồng/USD, tăng 2 đồng ở chiều mua vào nhưng giảm 18 đồng ở chiều bán ra.
Tại VietinBank, ngân hàng đang niêm yết tỷ giá đổi USD sang VND ở mức 25.078 - 25.428 đồng/USD, giảm 50 đồng ở chiều mua và 40 đồng ở chiều bán so với phiên giao dịch liền trước.
Là ngân hàng thương mại tư nhân có doanh số giao dịch ngoại tệ lớn, HDBank hiện niêm yết giá giao dịch đồng bạc xanh ở mức 25.040 - 25.440 đồng/USD (mua - bán). So với phiên liền trước, tỷ giá quy đổi đồng bạc xanh tại HDBank giảm 30 đồng ở chiều mua và 28 đồng ở chiều bán.
Tại các ngân hàng thương mại tư nhân lớn khác như ACB, Techcombank, Sacombank, SHB, MBBank... giá USD chủ yếu bán ra chạy quanh mức 25.463 đồng/USD. Chênh lệch giữa giá bán USD đang cao hơn mua vào gần 300 đồng.
Trái ngược diễn biến trên kênh ngân hàng, trên thị trường "chợ đen", giá USD đang được một số điểm thu đổi ngoại tệ tại Hà Nội đưa ra quanh vùng 25.535 đồng/USD (mua) và 25.615 đồng/USD (bán), tương ứng tăng 25 đồng ở chiều mua và 15 đồng ở chiều bán so với phiên giao dịch hôm qua.
Tuy vậy, tính trong 3 tuần qua, giá USD tự do đã giảm gần 450 đồng (-2%) kể từ mức kỷ lục 26.060 đồng/USD thiết lập được hồi tháng 6.
Hôm qua (17/7), NHNN đã có cuộc họp với các chuyên gia về chính sách ngoại tệ và lãi suất tiền gửi bằng USD. Chia sẻ tại cuộc họp, Phó thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà cho biết từ năm 2015 tới nay, sau 9 năm áp dụng chính sách lãi suất huy động USD ở mức 0%, tỷ lệ đô la hóa kinh tế giảm mạnh.
Tiền gửi ngoại tệ/tổng phương tiện thanh toán giảm từ mức 11,06% năm 2014 xuống khoảng 6,05% tính đến tháng 6 năm nay. Tín dụng ngoại tệ/tổng tín dụng có xu hướng giảm.
Từ 2016 đến nay, NHNN mua ròng khoảng 48,2 tỷ USD từ các tổ chức tín dụng bổ sung dự trữ ngoại hối. Trong đó, tính riêng giai đoạn 2016-2021, NHNN mua ròng khoảng 71 tỷ USD từ các tổ chức tín dụng.
Bên cạnh đó, từng bước chuyển dịch quan hệ huy động - cho vay sang quan hệ mua - bán ngoại tệ, nâng cao vị thế tiền Đồng.
Nguồn huy động ngoại tệ đáp ứng nhu cầu sử dụng ngoại tệ trong nước, thể hiện qua hệ số tín dụng/huy động ngoại tệ dưới 100% và giảm đều qua các năm từ mức 77,43% năm 2016 xuống mức 52,65% đến tháng 6 năm nay.
Cũng trong phiên giao dịch sáng nay trên thị trường quốc tế, giá USD giữ xu hướng tăng nhẹ. Chỉ số USD Index - thước đo sức mạnh của đồng USD so với 6 đồng tiền chủ chốt khác - hiện neo tại mức 103,81 điểm.
Tác giả: Hồng Nhung
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy