Giá vàng trong nước
Kết thúc phiên giao dịch ngày 20/11, giá vàng miếng 9999 trong nước được Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji ở mức 58,9 triệu đồng/lượng (mua vào) và 60,1 triệu đồng/lượng (bán ra) tại Hà Nội và 59,3 triệu đồng/lượng (mua vào) và 60,1 triệu đồng/lượng (bán ra) tại TP.HCM.
Giá vàng tại SJC niêm yết ở mức 59,3 triệu đồng/lượng (mua vào) và 60,52 triệu đồng/lượng (bán ra) tại Hà Nội. Còn tại TP.HCM, giá vàng SJC niêm yết ở mức 59,3 triệu đồng/lượng (mua vào) và 60,5 triệu đồng/lượng (bán ra).
Giá vàng hôm nay
Giá vàng quốc tế
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên tại Mỹ giảm 13,5 USD xuống 1.845 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 12 trên sàn Comex New York giảm 14,6 USD xuống 1.846,8 USD/ounce.
Với mức giá ở thời điểm hiện tại, giá vàng thế giới quy đổi sang VND (đã tính thuế, phí gia công) chênh lệch giữa giá vàng SJC trong nước khoảng hơn 9,3 triệu đồng/lượng.
Giá vàng thế giới giảm mạnh do lực bán chốt lời gia tăng và việc đồng USD tăng giá gây sức ép. Thống đốc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Christopher Waller, đã kêu gọi thu hẹp sớm các biện pháp hỗ trợ kinh tế để giúp thiết lập chính sách tiền tệ thắt chặt hơn.
Lạm phát tại Mỹ đã tăng lên mức 6,2% trong 10 tháng đầu năm, cao hơn nhiều so với mức mục tiêu 2% và là mức cao nhất trong hơn 3 thập kỷ qua. Sự đứt ngãy của chuỗi cung ứng hàng hóa và thiếu hụt lao động thời kỳ đại dịch Covid-19 là nguyên nhân chính khiến giá cả leo thang.
Cơn sốt vàng đang diễn ra trên thế giới. Xu hướng tăng theo phân tích kỹ thuật cũng góp phần đẩy giá vàng đi lên. Vàng thế giới tăng giá còn do dòng tiền bơm vào thị trường rất lớn ở nhiều nền kinh tế, liên quan tới chính sách tiền tệ và tài khóa nới lỏng của các nước.
Giá vàng đã bắt đầu chu kỳ tăng mạnh mẽ trong bối cảnh thị trường ngóng chờ cuộc họp chính sách tháng 12 của Fed, với dự đoán các vấn đề được quan tâm hàng đầu sẽ là lạm phát và việc làm. Giới đầu tư bắt đầu đẩy mạnh vào mua tài sản an toàn.
Dự báo giá vàng
Giá vàng có khả năng dao động trong phạm vi từ 1.835 USD/ounce đến 1.880 USD/ounce trong ngắn hạn. Nhưng trong dài hạn, kim loại này có khả năng chứng kiến nhu cầu mua vào thấp hơn và nếu giá vàng vượt qua ngưỡng 1.880 USD/ounce và có thể tăng lên 1.920 USD/ounce.
Nhiều dự báo gần đây cho rằng, vàng đang vào một đợt tăng giá mạnh nhờ sức cầu lớn trong khi lạm phát thế giới lên mức cao. Giá vàng đang trên đường chiếm lại mốc cao kỷ lục, trên 2.000 USD/ounce, của năm 2020.
Stephen Innes, đối tác quản lý của SPI Asset Management, cho biết cho đến khi Fed thực sự phát đi tín hiệu về việc rút lại chương trình mua tài sản, vàng sẽ duy trì trong phạm vi 1.850-1.875 USD/ounce hiện nay. Với khả năng ông Lael Brainard được bổ nhiệm làm Chủ tịch Fed mới, người được coi là có quan điểm siêu ôn hòa, vàng có thể được đẩy lên trên mức 1.875 USD/ounce.
Tác giả: Bảo Anh
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy