Giá vàng trong nước
Kết thúc phiên giao dịch 21/9, giá vàng 9999 trong nước được SJC và Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết theo thứ tự mua vào và bán ra như sau:
SJC Hà Nội: 65,80 triệu đồng/lượng - 66,62 triệu đồng/lượng
Doji Hà Nội: 65,80 triệu đồng/lượng - 66,55 triệu đồng/lượng
SJC TP.HCM: 65,80 triệu đồng/lượng - 66,60 triệu đồng/lượng
Doji TP.HCM: 65,95 triệu đồng/lượng - 66,55 triệu đồng/lượng
Giá vàng quốc tế
Đêm 21/9 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay đứng quanh ngưỡng 1.680 USD/ounce. Vàng giao tháng 12 trên sàn Comex New York ở mức 1.687 USD/ounce.
Giá vàng thế giới đêm 21/9 thấp hơn khoảng 7,7% (141 USD/ounce) so với đầu năm 2022. Vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng có giá 48,2 triệu đồng/lượng, chưa tính thuế và phí, thấp hơn khoảng 18,4 triệu đồng/lượng so với giá vàng trong nước tính tới cuối giờ chiều phiên 21/9.
Giá vàng hôm nay tăng dù USD ở vùng đỉnh 20 năm. (Ảnh: Hoàng Hà)
Giá vàng trên thị trường quốc tế tăng khá mạnh cho dù USD vừa có cú tăng hiếm có sau quyết định cứng rắn của Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed). Thị trường tài chính rúng động và dòng tiền tìm đến USD và vàng.
Giá vàng vào đầu phiên 22/9 trên thị trường New York (cuối giờ tối 22/9 Việt Nam) tăng mạnh từ mức 1.655 USD/ounce lên 1.685 USD/ounce rồi về ngưỡng 1.680 USD/ounce trong bối cảnh đồng USD hạ nhiệt đôi chút sau cú tăng dữ dội ngay sau khi Fed tăng lãi suất.
Rạng sáng 22/9 (giờ Việt Nam) Fed đã nâng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản lần thứ 3 liên tiếp lên 3-3,25% và sẽ không giảm lãi suất trước 2023 với mục tiêu lãi suất sẽ lên 4,6%. Từ đầu năm tới nay, Fed đã có 5 lần tăng lãi suất với mức tăng tổng cộng 300 điểm phần trăm.
Chỉ số DXY - đo lường biến động của đồng USD so với rổ 6 đồng tiền chủ chốt - tăng gần 1% lên đỉnh cao 20 năm ở mức: 111,8 điểm vào chiều 22/9 (giờ Việt Nam) trước khi hạ nhiệt về mức 110,89 điểm vào tối muộn 22/9 (giờ Việt Nam).
Mặc dù hạ nhiệt nhưng mức 110,89 điểm vẫn cao hơn phiên liền trước và quanh vùng đỉnh 20 năm. Nhiều đồng tiền khác vẫn đang ở đáy nhiều thập kỷ so với USD như: Bảng Anh GBP (đáy 40 năm), euro (đáy 20 năm), won của Hàn Quốc (đáy 13 năm), yen Nhật (đáy 24 năm)…
Cho dù USD tăng mạnh so với hầu hết các đồng tiền khác và thông thường gây áp lực giảm giá lên các loại hàng hóa nhưng vàng bất ngờ vẫn hút dòng tiền và tăng giá ngay khi USD hạ nhiệt đôi chút.
USD hạ nhiệt sau khi Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) chiều 22/9 (giờ Việt Nam) tăng lãi suất thêm 50 điểm phần trăm lên 2,25%.
Dự báo giá vàng
Dù tăng giá nhưng áp lực với vàng còn lớn do đồng USD mới được xem là kênh trú bão an toàn nhất ở vào thời điểm hiện tại.
Hơn thế, trong thời gian tới USD được dự báo còn tăng giá theo lộ trình “diều hâu” của Fed. Dự kiến Fed sẽ tăng lãi suất từ mức 3,25%/năm hiện tại lên 4,6% trong năm sau.
Dù vậy, vàng là kênh trú bão ưa thích thứ 2 sau USD và vàng được xem là loại tài sản hưởng lợi khi căng thẳng địa chính trị leo thang. Rủi ro vũ khí hạt nhân đã xuất hiện và lớn dần sau khi tổng thống Nga cảnh báo “không hù dọa” đối với phương Tây.
Tác giả: Mạnh Hà
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy