Cụ thể, vào lúc 11h, giá vàng nhẫn được Doji niêm yết ở mức 82,9 - 83,6 triệu đồng/lượng (mua - bán), tăng 100.000 đồng/lượng. Đây là mức giá cao nhất từ trước đến nay.
Cùng thời điểm, giá vàng nhẫn được SJC niêm yết ở mức 81,9 - 83,2 triệu đồng/lượng.
Trong khi giá vàng nhẫn liên tục lập đỉnh thì giá vàng miếng lại chững lại, hiện giao dịch ở ngưỡng 82 - 84 triệu đồng/lượng.
Giá vàng nhẫn tiếp tục tăng, bất chấp giá vàng thế giới hôm nay giảm nhẹ 5 USD/ounce so với đầu giờ sáng qua, xuống mức 2.655 USD/ounce. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do các nhà giao dịch đang chờ đợi thêm tín hiệu kinh tế từ Mỹ cùng diễn biến về xung đột ở Trung Đông.
Sự phục hồi của đồng USD sau khi các nhà đầu tư giảm bớt kỳ vọng về một đợt cắt giảm lãi suất lớn khác từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã tạo áp lực lên vàng. Tuy nhiên, đà giảm của kim loại quý này phần nào được kìm hãm nhờ nhu cầu trú ẩn an toàn tăng lên do lo ngại căng thẳng leo thang ở Trung Đông.
Phó Chủ tịch kiêm chiến lược gia kim loại cấp cao Peter A. Grant của Zaner Metals đánh giá, có một sự cân bằng giữa các yếu tố về căng thẳng địa chính trị và sự thay đổi trong kỳ vọng về chính sách tiền tệ cùng với sự gia tăng của đồng USD.
Grant cho biết, khi căng thẳng leo thang ở Trung Đông, thị trường đã không còn kỳ vọng vào Ngân hàng Trung ương Mỹ sẽ tiếp tục mạnh tay cắt giảm lãi suất một lần nữa tại cuộc họp chính sách tháng 11.
Bob Haberkorn, chiến lược gia thị trường cấp cao của RJO Futures, cho rằng vàng vẫn duy trì giá quanh mức cao kỷ lục do lo ngại về tình hình xung đột leo thang ở Trung Đông. Những lo ngại này có thể sẽ đẩy giá vàng lên mức 2.700 USD/ounce.
Ngân hàng Goldman Sachs của Mỹ vừa nâng dự báo giá vàng tăng thêm 200 USD, từ mức 2.700 USD/ounce lên 2.900 USD/ounce vào đầu năm 2025.
Về lâu dài, chiến lược gia hàng hóa cấp cao Daniel Hynes của ANZ cho rằng, triển vọng về lãi suất thực sẽ thúc đẩy giá vàng. Theo ông, mức tăng 28% trong năm nay cũng một phần được thúc đẩy bởi chính sách nới lỏng từ Ngân hàng Trung ương Mỹ.
Hiện tại, các nhà giao dịch đang dự báo khoảng 61% khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản tại cuộc họp tháng 11.
Báo cáo mới nhất cho thấy, lĩnh vực tư nhân của Mỹ đã tạo ra 143.000 việc làm vào tháng trước. Các nhà giao dịch hiện chờ đợi dữ liệu bảng lương phi nông nghiệp sẽ được công bố vào thứ Sáu, đồng thời cũng chú ý đến bình luận từ các quan chức Fed để tìm kiếm bất kỳ manh mối nào về lộ trình chính sách của ngân hàng trung ương.
De Casa cho rằng, nếu dữ liệu việc làm yếu sẽ làm tăng khả năng cắt giảm 50 điểm cơ bản vào tháng 11 và kịch bản đó sẽ đẩy giá vàng lên mức kỷ lục.
Tác giả: Ngọc Vy
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy