Việc kiểm soát lạm phát khoảng 4% là không đơn giản
Chia sẻ tại tọa đàm trực tuyến “Kiểm soát lạm phát – Thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế”, ông Nguyễn Bá Khang - Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin giám sát tài chính quốc gia (Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia) cho biết, từ năm 2015 đến nay, lạm phát được kiểm soát tốt, dao động từ 2-3%, trong đó lạm phát lõi chỉ từ 1-2%. Đây là mức tốt so với nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam.
Đáng chú ý, công tác kiểm soát lạm phát trong thời gian qua được phối hợp rất tốt, đã tạo nền tảng nhất định để tạo điều kiện cho kinh tế Việt Nam chống chọi được với cú sốc giá bên ngoài.
Tuy vậy, kể từ ngày 25/2/2022 tới nay, giá dầu thô thế giới tăng quá nhanh và đột biến. Chỉ trong vòng 2 tuần, Trung tâm Thông tin năng lượng Hoa Kỳ phải liên tục điều chỉnh giá giao dịch bình quân dầu thô, đến nay đã tăng hơn 50% so với giá giao dịch năm 2021.
Điều này, kéo theo đà tăng giá của các loại hàng hóa cơ bản khác trên thị trường như sắt thép, phân bón, than đá và tạo áp lực lớn lên lạm phát.
"Việc tăng giá xăng dầu rõ ràng là một yếu tố chính gây trở ngại trong công tác điều hành giá và kiểm soát lạm phát, bởi xăng dầu là đầu vào chính của nhiều hàng hóa dịch vụ, đặc biệt là lĩnh vực vận tải", ông Khang nhìn nhận.
Đồng tình, ông Nguyễn Bích Lâm - nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho rằng, năm 2022, áp lực lạm phát của kinh tế nước ta xuất phát từ sự kết hợp, cộng hưởng của cả tổng cầu tăng đột biến và nguồn cung khó đáp ứng mức tăng của tổng cầu.
Trong đó yếu tố thứ hai đóng vai trò chính, lớn hơn trong việc gia tăng lạm phát của nền kinh tế. Nói cách khác, áp lực lạm phát trong năm 2022 của nước ta vừa đến từ vấn đề kinh tế vĩ mô và lạm phát chuỗi cung ứng toàn cầu cũng như chuỗi cung ứng trong nước.
Ông Nguyễn Bích Lâm - nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê.
Mặc dù Chính phủ có nhiều biện pháp để kiểm soát lam phát như đảm bảo đầy đủ các nguồn cung (xăng dầu, sắt thép…), điều hành giá xăng dầu, giá điện, giá dịch vụ do Nhà nước quản lý đúng thời điểm, đúng liều lượng, hay phối hợp điều hành chính sách tài khoá và tiền tệ linh hoạt, đảm bảo thanh khoản cho nền kinh tế.
Tuy nhiên việc kiểm soát lạm phát ở mức 4% theo mục tiêu Quốc hội đề ra là không đơn giản. Bởi khi xây dựng mục tiêu lạm phát 4%, chúng ta không thể dự báo được tình hình chính trị thế giới như hiện nay mà chủ yếu dựa trên nền số liệu lạm phát thấp của năm 2021.
Liên quan đến lo ngại việc giải ngân gói hỗ trợ nền kinh tế với quy mô gần 350.000 tỷ đồng sẽ tạo ra nguồn cung tiền lớn trên thị trường, từ đó tác động tới lạm phát, ông Lâm cho rằng, sức ép từ gói hỗ trợ này không lớn, xét về mặt cung tiền.
Cụ thể, gói hỗ trợ 350.000 tỷ đồng thực hiện trong 2 năm với cơ cấu chính sách tài khoá chiếm 83% tương đương với 291.000 tỷ đồng; chính sách tiền tệ chiếm 14% tương đương với 52.500 tỷ (trong đó có gói cấp bù lãi suất 40.000 tỷ đồng), và hỗ trợ khác chiếm 3%.
“Giải ngân gói 350.000 tỷ đồng tác động đến lạm phát chủ yếu do sức ép tăng giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào và lạm phát chuỗi cung ứng. Cơ cấu của gói 350.000 tỷ đồng có nhiều gói nên không gây nên lạm phát do cung tiền. Thêm nữa Ngân hàng Nhà nước có giải pháp và kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ nên nhiều năm qua, lạm phát của Việt Nam không do yếu tố tiền tệ”, ông Lâm khẳng định.
Lạm phát quý I/2022 dự báo ở mức 2 - 2,2%
Dự báo về lạm phát trong quý I/2022, ông Nguyễn Bá Khang khẳng định, việc giảm thuế VAT và một số mặt hàng theo Nghị quyết 43 để kích cầu trong bối cảnh hiện nay đã góp phần vào bình ổn giá và kiềm chế lạm phát tăng ở một số ngành.
“Tuy nhiên, vì giá dầu tăng quá nhanh nên đã che lấp những tác động tích cực của gói hỗ trợ phục hồi, đặc biệt là gói hỗ trợ giảm thuế VAT cho một số mặt hàng dịch vụ, giá dầu cũng là nguyên nhân chính dẫn đến gia tăng lạm phát trong 2 tháng đầu năm. Theo tính toán của chúng tôi, lạm phát bình quân quý I/2022 so với năm 2021 có thể tăng trong khoảng 2-2,2%”, ông Khang nhận định.
Ông Nguyễn Bá Khang - Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin giám sát tài chính quốc gia.
Phân tích thêm, ông Khang cho biết, cùng với đà tăng giá cả hàng hóa cơ bản, việc bắt đầu đưa gói phục hồi kinh tế với quy mô lớn vào đời sống chắc chắn sẽ thúc đẩy tổng cầu lớn tạo yếu tố gây áp lực lên lạm phát. Tuy nhiên, áp lực này sẽ chậm hơn do độ trễ của chính sách
Chu kỳ lạm phát này khác với các chu kỳ lạm phát trước. Đó là, ở các chu kỳ lạm phát trước, tổng cầu gia tăng quá nhanh, cao hơn sản lượng tiềm năng của nền kinh tế đã tạo ra sự chênh lệch sản lượng và gây áp lực lên lạm phát. Trong khi đó, lạm phát lần này bị tác động bởi sự thiếu hụt nguồn cung hàng hóa cơ bản để phục vụ cho sản xuất.
Vì vậy, trong bối cảnh áp lực lạm phát rất lớn như hiện nay, ông Khang cho rằng rất khó để đòi hỏi tăng trưởng ở mức đề ra trước đó mà lạm phát vẫn ở mức dưới 4%.
“Liệu chúng ta có đang tự bó hẹp tiềm năng của mình? Chúng ta có chấp nhận ở mức lạm phát cao hơn một chút, có thể điều chỉnh lạm phát bình quân ở mức dưới 5% (cộng trừ 1%) để đạt mức tăng trưởng kỳ vọng hay không?”, ông Khang đặt câu hỏi.
Lạm phát không khiến giá vàng và tỷ giá tăng
Đề cập đến việc liệu giá xăng dầu biến động có ảnh hưởng đến lạm phát có khiến giá vàng, tỷ giá tăng hay không, Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin giám sát tài chính quốc gia cho rằng, giá vàng luôn có xu hướng tăng trong thời hạn. Khi lạm phát tăng thì nhà đầu tư sẽ chuyển dịch sang kênh tài sản khác như vàng hoặc bất động sản gia tăng.
“Tuy vậy, lạm phát không phải là nguyên nhân chủ yếu khiến vàng tăng giá”, ông Khang nói. Song tại thời điểm này, đầu tư vào vàng khá rủi ro bởi thường sau mỗi chu kỳ tăng ngắn hạn, vàng sẽ quay đầu giảm ít nhất từ 10 - 20% tùy thuộc vào tình hình địa chính trị thế giới.
Về tỷ giá, tỷ giá của Việt Nam không phục thuộc lớn vào lạm phát mà là động thái của Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ (FED) vào ngày 16/3 tới đây. Bởi nếu quan sát kỹ có thể thấy, hiện nay lạm phát tại Việt Nam còn thấp hơn lạm phát tại Mỹ, yếu tố lạm phát gây áp lực lên tỷ giá bây giờ đã khác trước hoàn toàn.
Bên cạnh đó ông Khang cũng cho rằng, việc ổn định tỷ giá trong bối cảnh hiện nay “không phải là vấn đề đáng lo ngại bởi trong cả một giai đoạn vừa qua chúng ta đã tạo được nền tảng có nhiều yếu tố thuận lợi để ổn định tỷ giá”.
Theo đó, phương thức điều hành đã giúp cho cung cầu ngoại tệ ổn định hơn trong khi dự trữ ngoại hối tăng lên rất nhanh, điều này tạo sự thuận lợi lớn trong chính sách tiền tệ và điều hành tỷ giá trong năm 2022.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy