Từ đầu năm đến nay, mặt hàng này đã có 5 lần tăng, 2 lần giảm và một lần giữ nguyên. Ảnh: Quỳnh Danh.
Do kỳ điều hành ngày 11/3 trùng vào thứ bảy nên thời gian điều hành được liên Bộ Tài chính - Công Thương lùi sang ngày làm việc tiếp theo sau ngày nghỉ, tức hôm nay (13/3).
Theo đó, cơ quan điều hành quyết định tăng 380 đồng trên mỗi lít xăng E5 RON 92, trong khi đó xăng RON 95 tăng 490 đồng/lít. Sau điều chỉnh, mức giá bán lẻ tối đa với xăng E5 RON 92 là 22.800 đồng/lít và xăng RON 95 là 23.810 đồng/lít.
Tương tự, giá dầu cũng được điều chỉnh tăng. Cụ thể, dầu diesel tăng lên 20.500 đồng/lít, dầu hỏa tăng lên 20.710 đồng/lít.
Như vậy, giá xăng trong nước đã quay đầu tăng sau 2 lần giảm liên tiếp. Từ đầu năm đến nay, mặt hàng này đã có 5 lần tăng, 2 lần giảm và một lần giữ nguyên. Hiện, dư địa quỹ bình ổn xăng dầu của một số doanh nghiệp đầu mối tiếp tục dương lớn. Trong đó, tính đến 1/3, Petrolimex dương 2.164 tỷ đồng, PVOil âm 451 tỷ đồng, Saigon Petro 301 tỷ đồng, Petimex là 382 tỷ đồng...
Theo báo cáo về tình hình trích lập, sử dụng và lãi phát sinh trên số dư Quỹ bình ổn giá xăng dầu mới được Bộ Tài chính công bố, tính đến hết quý IV/2022, tổng số dư quỹ đã tăng lên mức 4.617 tỷ đồng, cao nhất kể từ quý I/2021 đến nay.
Theo Bộ Tài chính, so với quý liền trước, số dư Quỹ bình ổn giá xăng dầu đã tăng ròng hơn 2.000 tỷ đồng. Cụ thể, tại thời điểm cuối tháng 9/2022, số dư quỹ này được xác định là hơn 2.540 tỷ đồng.
Trong quý cuối cùng của năm, 31 thương nhân đầu mối phân phối xăng dầu đã trích lập thêm hơn 2.155 tỷ đồng vào quỹ và chỉ sử dụng hơn 79 tỷ đồng từ quỹ để bình ổn giá xăng dầu trên thị trường. Cùng với số tiền lãi phát sinh trên số dư quỹ dương và âm trong quý, số dư Quỹ bình ổn giá xăng dầu đã tăng lên mức cao nhất 7 quý.
Liên quan đến việc sửa Nghị định kinh doanh xăng dầu, lãnh đạo Vụ thị trường trong nước, Bộ Công Thương cho biết quan điểm sửa nghị định nhưng không vội vàng, cần sửa căn cơ, lâu dài, hướng tới thị trường hơn để giảm bớt cả khó khăn cho các cơ quan quản lý Nhà nước, bởi nguồn lực của Nhà nước có hạn, không thể chạy theo những thay đổi quá nhanh chóng của thị trường.
Đối với kiến nghị Nhà nước phân chia chiết khấu cho các khâu, cơ quan này cho rằng vấn đề này nếu quy định tức Nhà nước sẽ đi quá sâu vào hoạt động và quan hệ dân sự của từng doanh nghiệp.
"Còn giải pháp triệt để để tránh chiết khấu 0 đồng thì các yếu tố khách quan, biến động hàng ngày sẽ trả về nhiều hơn cho doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp tự chủ hoạt động của mình nhiều hơn, tự khắc câu chuyện chiết khấu sẽ được xử lý", lãnh đạo Bộ Công Thương nhấn mạnh.
Tác giả: Thanh Thương
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy