Dòng sự kiện:
Giải ngân chậm sẽ mang lại nhiều hệ lụy lớn với nền kinh tế
29/06/2019 13:03:26
Tại hội nghị thúc đẩy giải ngân vốn ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài năm 2019, thay mặt 6 nhà tài trợ chính của Việt Nam, ông Eric Sidgwick, Giám đốc quốc gia ADB tại VN đã chỉ ra các vấn đề tồn tại và khuyến nghị.

6 nhà tài trợ chính của Việt Nam gồm Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW), Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc (K-Exim), Cơ quan Phát triển Pháp (AFD).

Ông Eric Sidgwick cho rằng tiến độ giải ngân thấp mối quan ngại lớn của cả 6 nhà tài trợ.

Chậm giải ngân sẽ giảm tăng trưởng

Theo nhận định của Giám đốc ADB tại Việt Nam, trước đây, Việt Nam có tốc độ giải ngân rất tốt nhưng từ năm 2014, tốc độ này dần thấp đi và tới nay đang rất chậm không chỉ vốn ODA và vay ưu đãi nước ngoài. Điều này tác động không tích cực đến sự phát triển của nền kinh tế. Đây là mối quan ngại lớn của cả 6 nhà tài trợ.

Tài liệu mà 6 ngân hàng này gửi tới hội nghị chỉ rõ, tỷ lệ giải ngân năm 2018 chỉ ở mức 11,2%, bằng một nửa so với tỷ lệ trung bình của giai đoạn 2011-2014 là 21,7%; và cũng chỉ bằng một nửa các quốc gia khác. Cụ thể: tỷ lệ trung bình toàn cầu của ADB là 21%; WB 20,2%. Thậm chí, tỷ lệ giải ngân hiện tại của Việt Nam đang thấp hơn cả các quốc gia ngang hàng. Con số “chênh lệch” giải ngân năm 2018 khoảng 1,8 tỷ USD (gần 0,75% GDP).

Bình luận về vấn đề này, đại diện ADB chỉ ra một số hệ lụy của việc chậm trễ giải ngân vốn. Bên cạnh ảnh hưởng đến sự phát triển chung của nền kinh tế, giải ngân chậm, Chính phủ sẽ phải trả phí cam kết cao hơn; các dự án phải trả chi phí cao hơn do sự chậm trễ của dự án; chi phí quản lý dự án cũng tăng lên theo thời gian; các tranh chấp về hợp đồng với nhà thầu không chỉ ảnh hưởng đến tiến độ dự án mà còn ảnh hưởng tới uy tín của Việt Nam. Đặc biệt, hiệu quả các dự án cũng như những tính toán ban đầu của nhà tài trợ theo đó cũng bị ảnh hưởng.

“Mặc dù những tác động này chưa xuất hiện ngay lập tức nhưng về lâu dài sẽ phát sinh và ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam” – vị này cho biết.

Nguồn: Báo cáo của 6 ngân hàng phát triển

Đơn giản hóa thủ tục

Những quan ngại này đã được các nhà tài trợ trao đổi với Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi cũng như Bộ Tài chính. Cùng với nhận định, các ngân hàng đã thống nhất khuyến nghị với Việt Nam một số giải pháp tương ứng.

Trước tiên, đối với các thủ tục của Chính phủ, theo các nhà tài trợ, sau khi thông qua Luật Đầu tư công vào tháng 6/2019, Chính phủ cần chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Tài chính và các đối tác phát triển để sửa đổi Nghị định hiện hành để đảm bảo sự thống nhất và rõ ràng về vai trò và trách nhiệm của các cơ quan tham gia khác nhau và đơn giản hóa mạnh mẽ và giảm số lượng các bước phê duyệt để phân cấp nhiều hơn đến mức tối đa có thể.

Cùng với đó, Chính phủ cần tăng cường ủy quyền cho các cấp thấp hơn để có thể tự quyết định những thay đổi tương xứng; tăng cường năng lực của các cơ quan liên quan đến ODA thông qua việc phối hợp, giám sát, đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng,… Đặc biệt, cần thống nhất các quy định pháp luật liên quan đến thủ tục để tránh gây nhầm lẫn dẫn đến lúng túng trong triển khai thực tế.

Về tính sẵn sàng của dự án, đại diện ADB khuyến nghị Chính phủ cần giải thích linh hoạt hơn về quy định “xác định được nguồn vốn” trong Luật Đấu thầu; cần khuyến khích đấu thầu trước khi phê duyệt hoặc ký thỏa thuận vay; phân bổ vốn đối ứng để chuẩn bị thiết kế chi tiết và hồ sơ mời thầu trước khi phê duyệt khoản vay.

Các ngân hàng cũng đề nghị Chính phủ đơn giản hóa các thủ tục phê duyệt chủ trương đầu tư; đưa dự án vào kế hoạch cũng như giao kế hoạch vốn hàng năm. Ngoài ra, cần đơn giản hóa thủ tục phân bổ ngân sách bổ sung theo Kế hoạch cho các dự án đang thực hiện; đảm bảo tính linh hoạt cao để cập nhật Kế hoạch hàng năm. Các đối tác cũng mong muốn nhận được sự tham vấn của Chính phủ khi xây dựng Kế hoạch Đầu tư công trung hạn của thời gian tới, giai đoạn 2021-2025.

Đối với việc phân bổ ngân sách hàng năm, theo các nhà tài trợ, kế hoạch vốn hàng năm, bao gồm cả vốn ODA và vốn đối ứng phải được thực hiện vào tháng 1 hàng năm, bao gồm cả trong TABMIS và phù hợp với nhu cầu của dự án. Quy trình tái phân bổ và phân bổ bổ sung phải nhanh hơn, đơn giản hơn để phản ánh nhu cầu giải ngân của dự án; thực hiện phê duyệt Kế hoạch Đầu tư công trung hạn với quy trình một bước để phân bổ ngân sách hàng năm, đảm bảo phê duyệt ngay lập tức toàn bộ kế hoạch ngân sách năm 2019 cho các dự án.

Cuối cùng, các nhà tài trợ cũng đề nghị tháo gỡ các vướng mắc trong thủ tục và thẩm định cho vay lại cũng như quy trình, yêu cầu giải ngân để hướng đến một mục tiêu cuối cùng là thúc đẩy giải ngân tốt hơn các nguồn vốn.

Các ngân hàng cũng đề nghị Chính phủ đơn giản hóa các thủ tục phê duyệt chủ trương đầu tư; đưa dự án vào kế hoạch cũng như giao kế hoạch vốn hàng năm. Ngoài ra, cần đơn giản hóa thủ tục phân bổ ngân sách bổ sung theo Kế hoạch cho các dự án đang thực hiện; đảm bảo tính linh hoạt cao để cập nhật Kế hoạch hàng năm. Các đối tác cũng mong muốn nhận được sự tham vấn của Chính phủ khi xây dựng Kế hoạch Đầu tư công trung hạn của thời gian tới, giai đoạn 2021-2025.

Theo báo Hải Quan

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến