Trong 5 tháng, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt trên 6,8 tỷ USD, chiếm 58,2% tổng vốn đầu tư đăng ký. (Ảnh minh họa/TTXVN)
Theo thông tin từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã giải ngân trong 5 tháng đầu năm ước đạt 7,7 tỷ USD và tăng gần 8% so với cùng kỳ năm 2021.
Tính đến ngày 20/5, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt trên 11,7 tỷ USD, gần bằng 84% so với cùng kỳ năm 2021, tương ứng giảm 53% và tăng 45% và tăng 51%.
Cả nước có 578 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn gần 4,1 tỷ USD và 395 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư có tổng vốn đạt trên 5,61 tỷ USD cùng 1.339 mua phần vốn góp, xấp xỉ 2 tỷ USD.
Cụ thể, các dự án được đầu tư vào 18 ngành/21 ngành kinh tế quốc dân; trong đó ngành công nghiệp chế biến-chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt trên 6,8 tỷ USD, chiếm 58% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Tiếp đến, ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư gần 3 tỷ USD, chiếm 26% tổng vốn đầu tư đăng ký. Theo sau là các ngành thông tin truyền thông và hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt 398 triệu USD và 375 triệu USD.
Trong 5 tháng, cả nước ghi nhận 79 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư, trong đó Singapore dẫn đầu với gần 3 tỷ USD, chiếm 25% tổng vốn đầu tư và giảm 44% so với cùng kỳ 2021. Hàn Quốc đứng thứ hai với trên 2 tỷ USD, chiếm 18% tổng vốn, tăng 13% so với cùng kỳ. Đáng chú ý, dự án Lego có quy mô lớn, tổng vốn đầu tư trên 1,3 tỷ USD đã đưa Đan Mạch lênđứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký gần trên 1,32 tỷ USD, chiếm 11% tổng vốn đầu tư.
Về địa phương, các dự án nước ngoài đã được đầu tư vào 48 tỉnh, thành phố trên cả nước. Cụ thể, Bình Dương dẫn đầu với trên 2,5 tỷ USD, chiếm gần 22% tổng vốn đầu tư đăng ký và gấp 2,3 lần so với cùng kỳ năm 2021. Kế đến, Bắc Ninh đứng thứ hai với gần 1,7 tỷ USD, chiếm 14% tổng vốn đầu tư. Thành phố Hồ Chí Minh xếp thứ ba với trên 1,3 tỷ USD, chiếm 11% tổng vốn đăng ký...
(Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
Đối với hoạt động kinh doanh, kim ngạch xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng trong 5 tháng đầu năm. Xuất khẩu (kể cả dầu thô) ước đạt trên 115 tỷ USD, tăng xấp xỉ 18% so với cùng kỳ, chiếm 74% kim ngạch xuất khẩu và xuất khẩu (không kể dầu thô) ước đạt trên 114 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ, chiếm 73% kim ngạch xuất khẩu cả nước. Bên cạnh đó, giá trị nhập khẩu của khu vực này ước đạt 101 tỷ USD, tăng 18% so cùng kỳ và chiếm 66% kim ngạch nhập khẩu cả nước.
Như vậy, khu vực đầu tư nước ngoài đã xuất siêu trên 13,8 tỷ USD (kể cả dầu thô) và xuất siêu gần 12,9 tỷ USD (không kể dầu thô) trong 5 tháng của năm, trong khi khu vực doanh nghiệp trong nước nhập siêu trên 12,3 tỷ USD./.
Tác giả: Hạnh Nguyễn
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- helenexpress.com/gui-hang-di-my-tai-tphcm.html 2024
- Dự án Bcons Solary Bình Dương
- Mẫu nội thất indochine đẹp tại ATZ LUXURY
- Biệt thự SpringVille Đồng Nai Gamuda Land
- Dự án Izumi City Nam Long
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy