Ngày 21/11, gần 97 triệu cổ phiếu ART của CTCK BOS đã bị đình chỉ giao dịch trên HNX. Lý do bởi Chứng khoán BOS đã tiếp tục vi phạm quy định về công bố thông tin sau khi chứng khoán bị đưa vào diện hạn chế giao dịch, cụ thể là chậm nộp BCTC quý 3/2022.
Trước đó, cổ phiếu ROS của CTCP FLC Faros đã bị hủy niêm yết trên HoSE kể từ ngày 5/9, cổ phiếu FLC bị đình chỉ giao dịch từ ngày 9/9. Còn cổ phiếu GAB tuy vẫn được giao dịch nhưng không có thanh khoản từ khi ông Quyết bị bắt tới nay.
Hiện nay, ông Trịnh Văn Quyết đang sở hữu hơn 215 triệu cổ phiếu FLC của CTCP Tập đoàn FLC, hơn 23,7 triệu cổ phiếu ROS của CTCP Xây dựng FLC FAROS, 7,6 triệu cổ phiếu GAB của CTCP Đầu tư khai khoáng & Quản lý tài sản FLC và gần 3,2 triệu cổ phiếu ART của CTCP Chứng khoán BOS.
Với giá trị các cổ phiếu hiện nay là FLC 3.570 đồng/cp, GAB 196.400 đồng/cp, ART 1.300 đồng/cp và ROS trước khi hủy niêm yết là 2.510 đồng/cp, giá trị tài sản chứng khoán thời điểm hiện tại của ông Trịnh Văn Quyết khoảng 2.328 tỷ đồng.
Trong năm 2022, các cổ phiếu ‘họ’ FLC đã trải qua 2 đợt suy giảm mạnh, đợt đầu tiên là vào ngày 10/1 khi ông Quyết bán chui 74,8 triệu cổ phiếu FLC, khi giá cổ phiếu đang có dấu hiệu phục hồi, tin ông Trịnh Văn Quyết bị bắt tạm giam để điều tra hành vi Thao túng thị trường chứng khoán tiếp tục là một “đòn giáng” mạnh khiến giá cổ phiếu tiếp tục giảm.
Nếu so với thời điểm trước khi bán chui, khối tài sản hiện nay của ông Quyết đã giảm 4.350 tỷ đồng (giảm 65%) và giảm 2.117 tỷ đồng kể từ khi bị bắt (giảm 48%).
Năm 2017, Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết từng được xếp hạng là người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam với quy mô tài sản vốn hóa đạt 58.852 tỷ đồng (hơn 2 tỷ USD), tăng tới 25.046 tỷ đồng so với năm 2016.
Thời điểm đó, ông sở hữu 318,5 triệu cổ phiếu ROS, 135,3 triệu cổ phiếu FLC và 2,6 triệu cổ phiếu ART. Đây chính là giai đoạn vàng của ROS, ART khi thị giá 2 cổ phiếu trên ở mức đỉnh lịch sử của nó. Tuy nhiên từ sau năm 2018, tài sản của ông Quyết trên sàn chứng khoán giảm dần, nguyên nhân chủ yếu do thị giá cổ phiếu trượt dốc và cũng bán bớt cổ phần. Khối tài sản của ông Quyết hiện nay chỉ còn bằng 4% khi ở đỉnh cao.
Dù khối tài sản chứng khoán 2 năm 2016 và 2017 vượt 1 tỷ USD nhưng ông Trịnh Văn Quyết lại chưa từng xuất hiện trong danh sách tỷ phú đô la của Forbes.
Tác giả: Huyền Trang
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy