Từ ngày 23/10 - 21/11, CTCP Vinhomes (VHM) sẽ mua lại 370 triệu cổ phiếu quỹ, tương đương 8,5% tổng số cổ phiếu đang lưu hành.
Nguyên nhân là do thị giá cổ phiếu VHM đang ở mức thấp so với giá trị thực nên việc mua lại nhằm đảm bảo quyền lợi của công ty và cổ đông. Nguồn vốn thực hiện mua lại từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối theo Báo cáo tài chính được kiểm toán năm 2023.
Theo quy định, trong mỗi phiên VHM sẽ đặt mua tối thiểu 11,1 triệu cổ phiếu và tối đa 37 triệu cổ phiếu trong khoảng thời gian diễn ra giao dịch.
Chỉ trước 1 ngày trước khi thương vụ lịch sử diễn ra, cổ phiếu VHM còn tăng vọt trong 2 phiên, đưa thị giá VHM lên cao nhất trong 1 năm qua. Thế nhưng, dù mục đích nhằm kéo thị giá cổ phiếu nhưng chỉ trong 2 phiên bắt đầu thương vụ, giá VHM lại giảm mạnh. Với mức giảm mạnh trong 2 phiên liên tiếp, VHM trở thành "tội đồ" lớn nhất ghì chỉ số VN-Index.
Phiên ngày 23/10, VHM giảm 2,59%. Ngày 24/10, hơn 5 triệu cổ phiếu xả ra trong phiên ATC đã đẩy VHM vào nhịp giảm sâu, giảm đến 6,7%, suýt soát chạm sàn. Chỉ trong 2 phiên, VHM đã mất đi gần 10% giá trị.
Khối ngoại cũng đồng loạt bán ròng VHM trong 2 phiên vừa qua với giá trị lần lượt là 87 tỷ đồng và 44,5 tỷ đồng. Vốn hóa thị trường của VHM nhanh chóng sụt giảm xuống còn 190.900 tỷ đồng.
Thống kê trên HoSE cho biết, trong 2 phiên vừa qua, VHM đã mua được hơn 29 triệu cổ phiếu quỹ, tương đương 7,85% khối lượng đăng ký mua. Trong những phiên tới đến ngày 21/11, VHM sẽ tiếp tục thực hiện mua thêm 340 triệu cổ phiếu quỹ.
Trong trường hợp VHM mua hết số lượng dự kiến, vốn điều lệ của công ty sẽ giảm từ 43.543 tỷ đồng xuống còn 39.843 tỷ đồng.
Phân tích của ACBS mới đây cho biết, với giá thị trường hiện tại, VHM có thể cần khoảng hơn 16.000 tỷ đồng để mua lại hết lượng cổ phiếu quỹ và giao dịch này có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ vay nợ của công ty trong ngắn hạn.
Vào cuối quý II/2024, VHM có tổng dư nợ là 70.500 tỷ đồng, trong đó 50% là vay ngân hàng, 39% là trái phiếu trong nước và phần còn lại là vay từ các đối tác. Khoảng 86% tổng dư nợ là VND và phần còn lại là USD.
Trong 6 tháng đầu năm, nợ ròng VHM tăng 10.900 tỷ đồng lên 49.600 tỷ đồng chủ yếu do công ty phát hành 12.500 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp với lãi suất cố định 12%/năm đáo hạn vào năm 2026 và 2027. Tỷ lệ Nợ ròng/Vốn chủ sở hữu có xu hướng tăng kể từ năm 2021 và trong 6 tháng đầu năm 2024, tỷ lệ này tăng từ 21,2% lên 24%, nhưng vẫn thấp hơn mức trung vị ngành là 26,7%.
Tác giả: Thuỷ Triều
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy