Dòng tiền lớn trở lại giúp thị trường có phiên giao dịch sôi động sáng nay. Tuy nhiên, sức ỳ từ một nửa VN30 khiến VN-Index chính không thể bứt lên qua ngưỡng cản mạnh 1.488 điểm để hướng tới chinh phục đỉnh lịch sử 1.500 điểm xác lập cuối tháng 11.
Khi chỉ số chính của thị trường tiến tới vùng cản mạnh, lực cung gia tăng ở một số mã trong VN30, nhất là các mã ngân hàng, chứng khoán như BID, HDB, TCB, VPB, MBB, SSI, hay PDR, HPG… khiến VN-Index quay đầu trở lại và chỉ có sự kéo từ VIC và GVR, cùng VCB mới giúp chỉ số đóng cửa với sắc xanh với số mã tăng giảm cân bằng.
Tuy nhiên, bước vào phiên giao dịch chiều, lực cung ồ ạt tung ra khiến VN-Index trải qua những phút giây sóng gió. Chỉ số này mất hơn 12 điểm xuống đe dọa vùng 1.470 điểm chỉ sau 1 tiếng giao dịch đầu giờ chiều.
Tuy nhiên, một lần nữa các trụ đỡ như VIC, GVR, MSN được sử dụng để kéo VN-Index trở lại, đóng cửa chỉ mức giảm khiêm tốn, tạo cảm giác thị trường vẫn được giữ nhịp, tích lũy, dù lực bán ra phiên hôm nay rất mạnh. Thêm một nữa giống như các phiên gần đây, nhất là phiên 16/12, VN-Index lại được “trục vớt” thành công và ngưỡng hỗ trợ ở đường MA20 cho thấy đang là điểm tựa vững chắc cho thị trường, dù rằng chỉ số này thêm một lần nữa không thể vượt qua bức tường thành 1.480 điểm, dù chỉ cách các một bước chân. Mỗi khi bước qua ngưỡng phòng tuyến 1.480 điểm, dù chạy nhanh hay chậm, VN-Index sau đó đều bị đẩy lùi trở lại vạch xuất phát. Nếu không có đột biến nào xảy ra trong tuần cuối cùng của năm, thì ngưỡng 1.500 điểm có thể là đỉnh của năm nay.
Đóng cửa, số mã giảm giá cũng chiếm ưu thế so với các mã tăng, nhưng điểm đặc biệt là trong phiên bị bán này, số mã đóng cửa sắc tím lại nhiều hơn so với phiên sáng tới 11 mã. Điều này cho thấy, dù bị rung mạnh, nhưng tâm lý của các nhà đầu tư cá nhân trong nước vẫn tỏ ra vững vàng. Tâm lý FOMO vẫn đáng thắng thế, nên dòng tiền không chảy mạnh vào các mã nóng không hề nao núng. Những ai yếu tim nhỡ bán ra đầu phiên chiều này sẽ cảm thấy tiếc nuối bị mất hàng khi kết thúc phiên.
Chốt phiên chiều, VN-Index giảm nhẹ 1,07 điểm (-0,07%), xuống 1.477,6 điểm với 219 mã tăng (33 mã trần), trong khi có 251 mã giảm (mã mã sàn) và 46 mã đứng giá tham chiếu. Trong khi đó, VN30-Index giảm mạnh hơn khi mất 7,36 điểm (-0,49%), xuống 1.504,12 điểm với số mã giảm gấp 2 lần số mã tăng (10 mã tăng, 20 mã giảm).
Tổng khối lượng giao dịch trên HOSE hôm nay đạt 1.069,4 triệu đơn vị, giá trị 33.627,4 tỷ đồng, tăng 18,4% về khối lượng và 17,3% về giá trị so với phiên hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 38,3 triệu đơn vị, giá trị 1.948,6 tỷ đồng.
Trong các nhóm ngành, bất động sản vẫn giống như “con ngựa bất kham” khi hơn 10 mã khoe sắc tím, số còn lại đều có sắc xanh, chỉ có 9 mã giảm. Trong các mã tăng chú ý có VIC tăng 1,53% lên 99.600 đồng, đóng góp lớn nhất về điểm số cho VN-Index là không biết đây là lần thứ bao nhiêu cổ phiếu trụ này nâng đỡ VN-Index.
Trong khi đó, nhóm ngân hàng chỉ có 3 sắc xanh tại VCB, MSB và EIB, trong đó EIB tăng 2,06% lên 27.300 đồng, còn lại chỉ là sắc xanh nhạt. Trong các mã giảm, HDB giảm mạnh nhất 5,10% xuống 27.900 đồng. SHB giảm 3,26% xuống 20.800 đồng. TPB, OCB, STB giảm hơn 2%. Các mã MBB, CTG, BID, VPB, VIB giảm hơn 1%, còn TCB, SSB giảm hơn 0,5%, nhẹ nhất là ACB giảm 0,3% xuống 32.700 đồng.
Nhóm chứng khoán thậm chí còn buồn hơn khi chỉ có TVS “lạc loài” khoe sắc tím trong rừng hoa toàn màu đỏ. Trong đó, giảm mạnh nhất là FTS giảm 6,45% xuống 58.000 đồng. Các mã lớn có SSI giảm 2,67% xuống 51.100 đồng, VCI giảm 2,26% xuống 73.600 đồng, VND giảm 1,77% xuống 83.300 đồng, HCM giảm 1,75% xuống 45.000 đồng…
Nhóm thép cũng chung cảnh ngộ khi chỉ có 2 sắc xanh tại TNI và TNA, cùng 3 mã đứng giá, còn lại giảm. Trong đó mã đầu ngành HPG giảm mạnh 2,17% xuống 45.100 đồng là mã lấy đi của VN-Index điểm số nhiều nhất. NKG giảm 2,64% xuống 36.900 đồng, HSG giảm 1,43% xuống 34.350 đồng…
Trong các mã trụ, ngày VIC, hôm nay cũng ghi nhận đóng góp tích cực của GVR với mức tăng 3,4% lên 39.000 đồng, khớp 7,9 triệu đơn vị, hay MSN tăng 2% lên 170.000 đồng, khớp 8,7 triệu đơn vị. GAS, MWG, DIG, KDH cũng có đóng góp tích cực cho thị trường.
Trở lại với nhóm cổ phiếu nóng, ROS sau khi chịu áp lực chốt lời mạnh trong phiên sáng nên có nhiều thời điểm rung lắc, đã trở lại sắc tím vững vàng hơn trong phiên chiều khi lực cầu gia tăng, trong khi bên bán ghìm lại. Đóng cửa ROS tăng trần lên 12.850 đồng, khớp 36,66 triệu đơn vị và còn dư mua giá trần hơn 1,3 triệu đơn vị.
DLG cũng yên vị ở mức trần 9.060 đồng, khớp 19,94 triệu đơn vị, TCH cũng mạnh mẽ ở sắc tím 28.200 đồng, khớp 22,27 triệu đơn vị, cùng người nhà HHS ở mức trần 11.800 đồng, khớp 11,79 triệu đơn vị. TTF cũng đua sóng phiên chiều lên mức trần 12.900 đồng, khớp 16,59 triệu đơn vị và còn dư mua trần dù phiên sáng có lúc giảm hơn 1%.
Ngoài ra, còn có thể kể đến hàng loạt mã khác tăng trần như DAH, SGT, LCM, BTT, NBB, CCL, TDH, GEG, SGR, ASM, LGL, YEG, LDG, HAR, QCG, PHC, VPH, ST8, TDC, FCN…
Trong khi đó, dù không giữ được sắc tím khi hết phiên, nhưng ITA cũng tăng mạnh 5,8% lên 18.100 đồng, khớp 26,6 triệu đơn vị. HAG tăng 6,6% lên 14.500 đồng, khớp 27,6 triệu đơn vị, trong khi HNG lại giảm 0,9% xuống 11.000 đồng.
Trong họ FLC, ngoài ROS khoe sắc tím, còn có FLC tăng 3,1% lên 18.550 đồng, khớp 26,94 triệu đơn vị. AMD tăng 4,65% lên 9.000 đồng, HAI tăng 2,91% lên 8.850 đồng.
Giống như trên HOSE, sàn HNX cũng bị bán mạnh ngay đầu phiên chiều nên lao mạnh xác lập đảy của ngày dưới ngưỡng 452 điểm trước khi trở lại, nhưng do không nhận được sự hỗ trợ đắc lực từ các mã lớn như VIC, GVR, MSN trên HOSE, nên đóng cửa trong sắc đỏ.
Chốt phiên, HNX-Index giảm 1,91 điểm (-0,42%), xuống 453,1 điểm với 119 mã tăng và 128 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 151,4 triệu đơn vị, giá trị 4.479 tỷ đồng, tăng 26,8% về khối lượng và 20% về giá trị so với phiên hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 8,4 triệu đơn vị, giá trị 304,8 tỷ đồng.
CEO vẫn giữ được đà tăng mạnh 6,8% lên 65.800 đồng, khớp lớn nhất sàn 11,35 triệu đơn vị. KLF cũng giữ được mức tăng 1,2% lên 8.500 đồng, khớp 11,16 triệu đơn vị. ART cũng tăng 0,7% lên 15.200 đồng, khớp 6 triệu đơn vị. Trong khi LIG tăng trần 20.100 đồng, khớp 5,64 triệu đơn vị và còn dư mua giá trần. Tương tự là KVC, PVL, BII, VC7, SD6…
Trong khi đó, trong nhóm cổ phiếu lớn có 3 mã giảm mạnh là IDC giảm 4,94% xuống 77.000 đồng, SHS giảm 3,14% xuống 49.300 đồng, khớp 6,74 triệu đơn vị và PVI giảm 3,65% xuống 50.100 đồng.
Các mã giảm khác trong nhóm có VCS, BAB, PVS giảm 1,15% xuống 25.800 đồng, khớp 3,75 triệu đơn vị. Trong khi ở chiều ngược lại, ngoài CEO tăng mạnh, chỉ có thêm THD, KSF, IPA tăng giá ở mức rất khiêm tốn.
UPCoM cũng bị đẩy xuống đáy của ngày đầu phiên chiều trước khi gượng dậy trở lại cuối phiên, nhưng không thoát khỏi sắc đỏ khi đóng cửa ngày.
Chốt phiên, UPCoM-Index giảm 0,44 điểm (-0,39%), xuống 110,93 điểm với 174 mã tăng (22 mã trần) và 166 mã giảm (5 mã sàn). Tổng khối lượng giao dịch đạt 110 triệu đơn vị, giá trị 2.300 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 15,8 triệu đơn vị, giá trị 416,8 tỷ đồng.
VHG vượt qua HHV trở thành mã có thanh khoản tốt nhất UPCoM với 7,9 triệu đơn vị, đóng cửa tăng 6,2% lên 8.600 đồng. HHV khớp 7,58 triệu đơn vị, đóng cửa tăng 0,4% lên 25.600 đồng. Trong khi đó, BSR đứng giá tham chiếu 21.900 đồng, khớp 6 triệu đơn vị. VGT lại đảo chiều đóng cửa giảm 1,4% xuống 27.600 đồng, khớp 5,85 triệu đơn vị…
Trên thị trường chứng khoán phái sinh, các hợp đồng tương lai chỉ số VN30 đều giảm theo thị trường cơ sở, trong đó hợp đồng đáo hạn tháng 1/2022 VN30F2201 giảm nhẹ hơn VN30 với mức giảm 4,5 điểm (-0,3%), xuống 1.508 điểm, thanh khoản 125.182 hợp đồng, khối lượng mở 29.411 hợp đồng.
Trên thị trường chứng quyền, sắc đỏ chiếm ưu thế, nhưng không quá chênh lệch. Trong các mã tăng, CKDH2106 do VCSC phát hành tăng mạnh nhất 24,6% lên 4.590 đồng, thanh khoản 262.300 đơn vị. Trong khi đó, CVHM2108 do MBS phát hành giảm mạnh nhất 73,7% xuống 100 đồng, thanh khoản 206.100 đơn vị. Có thêm 3 mã nữa giảm từ hơn 30% đến hơn 46%, trong đó có 1 mã do MBS phát hành và 2 mã do VCSC phát hành.
Hôm nay có 6 mã có thanh khoản trên 1 triệu đơn vị, trong đó có 3 mã thanh khoản trên 2 triệu đơn vị là CMBB2107 do HSC phát hành với gần 2,37 triệu đơn vị, đóng cửa giảm 5,5% xuống 1.720 đồng; CVRE2106 do SSI phát hành với 2,27 triệu đơn vị, đóng cửa tăng 4% lên 1.830 đồng; CHPG2107 do SSI phát hành với gần 2,26 triệu đơn vị, đóng cửa giảm 13,9% xuống 310 đồng.
Tác giả: T.Lê
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy