Sau phiên sáng giao dịch rất sôi động và áp sát mốc 1.500 điểm, thị trường bước vào phiên chiều với thông tin Việt Nam phát hiện ca đầu tiên nhiễm biến chủng Omicron từ một hành khách trở về từ Anh đến sân bay Nội Bài vào ngày 19/12, và đã được cách ly tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội).
Dường như thông tin trên đã kích hoạt tâm lý lo ngại, khiến lực bán gia tăng đột ngột, VN-Index theo đó lao thẳng xuống dưới tham chiếu rồi bật nhẹ lên và giao dịch giằng co quanh 1.490 điểm, trước khi có nhịp nảy lên gần 1.495 điểm khi đóng cửa nhờ một số cổ phiếu trong nhóm trụ cột ngân hàng khởi sắc.
Chiều ngược lại, một số mã lớn trong nhóm liên quan tới bất động sản lại đóng vai trò níu kéo VN-Index gồm NVL, GVR, LGC..., đặc biệt cặp đôi VIC và VRE mất điểm khá sâu.
Về tổng thể thị trường, phiên hôm nay vẫn là phiên giao dịch tích cực khi một số mã tăng và giảm khá cân bằng, chỉ số xanh với khối lượng giao dịch tương đối tốt. Nhóm trụ ngân hàng, nhiều mã đã phát tín hiệu sóng tăng trở lại, nếu nhận được sự đồng thuận đây là cơ hội để VN-Index vượt qua 1.500 điểm và thậm chí thiết lập đỉnh mới trước khi bước vào năm 2022.
Về mặt kỹ thuật, phiên tăng điểm hôm nay tạo ra mẫu nến lưỡng lự khi giá mở cửa và đóng cửa gần như không đổi, tuy nhiên đường MACD đang cắt lên tạo phân kỳ dương sau khi hình thành 2 đáy nhỏ là tín hiệu khá tốt, dải BB cũng đã bắt đầu mở rộng báo hiệu khả năng tăng điểm đã bắt đầu.
Quay lại với biến chủng Omicron, phản ứng của nhà đầu tư cho thấy không quá tiêu cực với tin biến chủng này xuất hiện ở Việt Nam. Có thể kinh nghiệm sụt giảm rồi lại tăng mạnh ở thị trường thế giới khi biến chủng này lây lan là một kinh nghiệm quý cho nhà đầu tư Việt Nam.
Đóng cửa, sàn HOSE có 224 mã tăng và 242 mã giảm, VN-Index tăng 5,51 điểm (+0,37%), lên 1.494,39 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 1 tỷ cổ phiếu, giá trị 29.029,4 tỷ đồng, tăng hơn 33% về khối lượng và 32% về giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 69,8 triệu đơn vị, giá trị 2.503,8 tỷ đồng.
Nhóm ngân hàng dù không có sự đồng thuận cao nhưng một số đã bứt hẳn lên đáng ghi nhận là cặp đôi STB và HDB.
Theo đó, STB vọt lên mức giá trần +6,9% lên 30.050 đồng, khớp hơn 45 triệu đơn vị. Cổ phiếu HDB cũng có thời điểm chạm mức giá trần, trước khi đóng cửa +6,1% lên 30.500 đồng, khớp hơn 8,55 triệu đơn vị.
Các mã khác trong nhóm với EIB +6,4% lên 35.500 đồng, TPB +3,2% lên 42.050 đồng, OCB tăng 1,7%, ACB và CTG cùng tăng 1,5%, LPB tăng 0,7%, TCB và VPB cùng nhích 0,6%, MBB tăng 0,5%, VCB tăng 0,3%, chỉ còn BID, SSB giảm nhẹ và SHB đứng tham chiếu.
Cùng STB và HDB, GAS là cổ phiếu tăng tốt nhất trong nhóm bluechip, +2,3% lên 98.100 đồng. Bộ ba cổ phiếu này cũng là những mã đóng góp hàng đầu cho VN-Index với hơn 3 điểm tích cực.
Ở chiều ngược lại, NVL và GVR là những gánh nặng lớn nhất, lần lượt giảm 2,2% và 1,9%. Tiếp theo là VRE -1,6% xuống 30.800 đồng, cùng các sắc đỏ khác tại một số mã lớn như VIC, HPG, PLX, VNM, BVH, PNJ, nhưng may mắn là mức giảm chỉ từ 0,4% đến 0,7%.
Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, lực bán mạnh nhất ở cặp đôi HAG và HNG. Theo đó, HAG nới rộng đà giảm, đóng cửa mất 6,6% xuống 13.550 đồng, khớp lệnh cao nhất thị trường với hơn 49,6 triệu đơn vị, còn HNG -3,4% xuống 12.950 đồng, khớp hơn 28,4 triệu đơn vị.
Ở các cổ phiếu thanh khoản dồi dào, sắc đỏ chỉ còn tại POW, ITA, TCH, AAA, TTF, LCG, VND, IJC, SBT, DPM, VIX, SAM, nhưng đa số chỉ mất trên dưới 1,5%.
Đáng chú ý khác là TGG và TVS, khi cùng lùi về mức giá sàn tại 17.700 đồng và 62.300 đồng, khớp lệnh TGG có 1,6 triệu đơn vị, TVS khớp 0,56 triệu đơn vị.
Còn lại vẫn giữ được mức tăng cao như sắc tím tại ROS, FIT, CII, LDG, JVC, QBS, KSB, DRH, GEG, HAR, HII, CTI, HID, TNA, FCM, khớp lệnh FCM thấp nhất, nhưng cũng có 0,93 triệu đơn vị, trong khi đó, ROS khớp được gần 43 triệu đơn vị, FIT khớp 19,6 triệu đơn vị, CII khớp 13,5 triệu đơn vị, LDG và JVC khớp trên dưới 12 triệu đơn vị…
Các cổ phiếu khác đáng kể vẫn thuộc nhóm bất động sản, xây dựng như cuối phiên sáng với FLC +3,8% lên 19.000 đồng, HQC +4,1% lên 9.560 đồng, HBC +4,9% 30.100 đồng, SCR +4,5% lên 23.100 đồng, DLG +4,5% lên 10.500 đồng, DIG +5,4% lên 101.500 đồng, khớp từ hơn 5,1 triệu đến 26,3 triệu đơn vị.
Trong nhóm bất động sản, xây dựng với thanh khoản thấp hơn, nhưng có mức tăng tốt còn có VRC +3,7%, PHC +4%, CTD +4,1%, SZC +4,2%, C32 +4,5%, NHA +6,2%...
Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index cũng chững lại đôi chút sau giờ nghỉ trưa, nhưng lực cầu duy trì tốt đã giúp chỉ số này bật lên và đóng cửa mức cao nhất ngày.
Đóng cửa, sàn HNX có 122 mã tăng và 115 mã giảm, HNX-Index tăng 8,64 điểm (+1,92%), lên 458,05 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 128,2 triệu đơn vị, giá trị 3.598,9 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 20,6 triệu đơn vị, giá trị 496 tỷ đồng.
Phiên này, CEO vẫn là cổ phiếu được quan tâm nhất, giữ vững sắc tím từ phiên sáng cho đến khi đóng cửa +9,9% lên 70.100 đồng, khớp hơn 7,56 triệu đơn vị.
Một vài cổ phiếu khác cũng tăng kịch trần với thanh khoản cao là MAC, OCH, CMS và LUT.
Ngoài ra là đà tăng mạnh của IDJ +9,4% lên 47.700 đồng, HUT +5,6% lên 20.700 đồng, AMV +5,5% lên 15.300 đồng, PVL +4,4% lên 16.500 đồng, APS +3,1% lên 36.100 đồng, trong khi KLF, PVS, DL1, TVC, TAR nhích trên dưới 2%.
Các cổ phiếu giảm điểm không quá nhiều như SHS -0,8%, TTH -2,4%, TNG -2,4%, VIG -2,4%, MBS -1,6% và thiệt hại lớn tại LAS -6,2% xuống 22.700 đồng.
Trên UpCoM, chỉ số UpCoM-Index cũng đuối sức ngay khi trở lại trong phiên chiều và lực bán cũng đã chậm lại, trước khi chỉ số này có nhịp nảy về trên tham chiếu khi đóng cửa.
Hai cổ phiếu giao dịch sôi động nhất là BSR và HHV chịu áp lực lớn, khi BSR về tham chiếu tại 23.300 đồng, khớp 11,8 triệu đơn vị và HHV -1,8% xuống 26.800 đồng, khớp hơn 11,6 triệu đơn vị.
Các cổ phiếu khác hút mạnh dòng tiền khác có NED +11,4% lên 14.700 đồng, khớp 5,25 triệu đơn vị, DRI +10% lên 18.700 đồng, khớp 3,3 triệu đơn vị và PFL tăng kịch trần +14,4% lên 10.300 đồng, khớp 2,39 triệu đơn vị.
Đóng cửa, UpCoM-Index tăng 0,07 điểm (+0,07%), lên 110,44 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 105,2 triệu đơn vị, giá trị 2.165,2 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 16,3 triệu đơn vị, giá trị 356,5 tỷ đồng.
Trên thị trường phái sinh, cả 4 hợp đồng tương lai đều đóng cửa trong sắc xanh nhạt, với VN30F2201 tăng 4,2 điểm (+0,28%), lên 1.520,2 điểm, khớp lệnh hơn 138.700 đơn vị, khối lượng mở hơn 29.100 đơn vị.
Trên thị trường chứng quyền, sắc đỏ chiếm ưu thế hơn, với CHPG2111 phiên này khớp lệnh cao nhất khi có 3,42 triệu đơn vị.
Đáng chú ý, hai mã tiếp theo với 1,55 triệu và 1,45 triệu đơn vị khớp lệnh là CSTB2107 và CSTB2110 đều tăng, lần lượt 108% lên 500 đồng/cq và +15,3% lên 600 đồng/cq.
Tác giả: Lạc Nhạn
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy