Trong phiên sáng, sự thận trọng của cả bên mua và bên bán, cùng với sự phân hóa rõ nét giữa các mã bluechip khiến thị trường giằng co nhẹ quanh tham chiếu. VN-Index giữ được sắc xanh nhạt nhờ sự khởi sắc của VCB và một số mã ngân hàng, dù sắc đỏ chiếm ưu thế trên bảng điện tử.
Bước sang phiên chiều, trong khi VCB hạ nhiệt với mức tăng chỉ bằng một phần ba phiên sáng, nhưng thay vào đó là sự khởi sắc của các mã khác lớn như BID, CTG, VPB, hay LPB, EIB, thậm chí là mã giảm mạnh nhất nhóm phiên sáng là OCB cũng đảo chiều ngoạn mục với mức tăng 6% khi đóng cửa phiên chiều.
Từ nhóm ngân hàng, sắc xanh lan tỏa ra các nhóm, ngành khác kéo cả trăm mã đảo chiều tăng trở lại, một số nới đà tăng, trong đó có thêm các mã lên mức kịch trần, kéo VN-Index tăng vọt lên trên mốc 1.020 điểm trước khi hạ nhiệt trong những phút cuối phiên, nhưng vẫn đóng cửa với mức tăng tương đối tốt, đồng thời vượt qua được ngưỡng cản đầu tiên là đường MA50 sau nhiều lần thất bại trong 2 phiên qua và phiên sáng nay.
Chốt phiên, VN-Index tăng 11,09 điểm (+1,10%), lên 1.015,66 điểm với 259 mã tăng, nhiều hơn phiên sáng 100 mã, trong khi số mã giảm còn 146 mã so với 202 mã của phiên sáng. Tổng khối lượng giao dịch đạt 590,5 triệu đơn vị, giá trị 10.671,5 tỷ đồng, tương đương về khối lượng, nhưng tăng 12% về giá trị so với phiên hôm qua, cho thấy dòng tiền hôm nay chảy mạnh vào nhóm bluechip. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 198,2 triệu đơn vị, giá trị 4.235,5 tỷ đồng.
Trong nhóm ngân hàng, VCB hạ nhiệt, từ mức tăng 3% phiên sáng, đóng cửa phiên chiều chỉ còn tăng 1,1%, dừng ở mức 80.000 đồng, khớp 1,17 triệu đơn vị.
EIB giữ được mức tăng gần 3% lên 27.900 đồng, khớp 1,96 triệu đơn vị, cho thấy phiên chiều giao dịch khá sôi động, bởi phiên sáng chỉ hơn nửa triệu đơn vị được khớp. Trong khi đó, thị trường chứng kiến sự bứt lên mạnh mẽ của LPB khi tiến lên mức kịch trần 13.350 đồng, khớp 16,7 triệu đơn vị và còn dư mua trần.
Dòng tiền chiều nay chảy mạnh vào nhóm ngân hàng, giúp top 5 thanh khoản trên thị trường có sự đóng góp của 3 mã, trong đó ngoài LPB có thanh khoản đứng thứ 2, còn có VPB bứt lên trở thành mã có thanh khoản tốt nhất với 17,48 triệu đơn vị, đóng cửa tăng 1,4% lên 18.150 đồng; STB khớp 15,2 triệu đơn vị, đóng cửa tăng 1,8% lên 22.900 đồng, trong khi phiên sáng giảm 1,6%.
Trong nhóm ngân hàng thương mại nhà nước, trong khi VCB hạ nhiệt, thì cặp đôi BID và CTG lại bứt lên mạnh mẽ. Trong đó, BID tăng 4,8% lên 41.900 đồng, nhưng thanh khoản chỉ hơn nửa triệu đơn vị. CTG cũng tăng 2,1% lên 27.150 đồng, khớp 1,89 triệu đơn vị.
Trong các mã nhỏ hơn, OCB từ mức giảm 2,1% mạnh nhất nhóm, thì chốt phiên chiều tăng tới 6% lên 17.800 đồng, mức cao nhất ngày, thanh khoản 2,33 triệu đơn vị.
Trong nhóm này còn có các mã khác tăng như MBB, SSB, MSB, TPB, trong khi 4 mã giảm là ACB, HDB, TCB và SHB chỉ giảm nhẹ dưới 1%.
Trong khi đó, nhóm chứng khoán không có nhiều thay đổi so với phiên sáng, trong đó VND là mã có thanh khoản tốt nhất nhóm với 15,8 triệu đơn vị, đóng cửa tăng 1,1% lên 14.100 đồng. Trong khi đó, SSI lại giảm nhẹ 0,3% xuống 18.150 đồng, khớp 10,98 triệu đơn vị.
Trong nhóm bất động sản, PDR vẫn duy trì được mức trần với thanh khoản chỉ nhích nhẹ so với phiên sáng lên 13,57 triệu đơn vị do lực cung không còn nhiều. Trong khi đó, NVL lại hãm đà giảm chỉ còn mất 1 bước giá (-0,3%), xuống 14.350 đồng, khớp 13,46 triệu đơn vị.
Ngoài PDR, DRH và VRC giữ nguyên sắc tím, phiên chiều nhóm bất động sản, xây dựng có thêm KBC đóng cửa ở mức trần 22.850 đồng, khớp 7,66 triệu đơn vị và còn dư mua trần.
Các mã khác như LTD, NHA, SZC, SGR tăng khá mạnh. HPX cũng hồi trở lại với mức tăng 2,8% lên 4.710 đồng.
Nhóm thép lại giao dịch yếu thế hơn các nhóm dẫn dắt khác khi sắc đỏ chiếm ưu thế, chỉ có 4 mã tăng là POM, TNI, HSG và HMC, trong đó POM lấy lại vị thế là mã tăng mạnh nhất với 4,2% lên 5.700 đồng. Trong khi đó, HPG vẫn chỉ giảm nhẹ 0,3% xuống 18.200 đồng, khớp 14,3 triệu đơn vị.
Trong các mã đáng chú ý khác, VIC đảo chiều thành công, đóng cửa tăng nhẹ 0,2% lên 53.500 đồng, mức cao nhất ngày, khớp 2,09 triệu đơn vị. VHM cũng duy trì đà tăng nhẹ 0,4%, trong khi VRE nới đà tăng lên 4,3%, đóng cửa 26.900 đồng, khớp 1,81 triệu đơn vị.
HAG vẫn duy trì được sắc xanh, dù mức tăng chỉ còn 0,1%, trong khi GEX đảo chiều thành công, đóng cửa tăng 0,4% lên 13.150 đồng, khớp 13,1 triệu đơn vị.
Sàn HNX cũng bay cao trong phiên chiều, chỉ đóng cửa dưới mức đỉnh của ngày chỉ một chút.
Chốt phiên, HNX-Index tăng 2,9 điểm (+1,43%), lên 206,04 điểm với 103 mã tăng và 58 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 61,9 triệu đơn vị, giá trị 906,5 tỷ đồng, giảm 13% về khối lượng và 18% về giá trị so với phiên hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 17,9 triệu đơn vị, giá trị 302,9 tỷ đồng.
Sàn này chiều nay giao dịch sôi động hơn khi có thêm 6 mã có thanh khoản trên 1 triệu đơn vị, ngoài CEO và SHS của phiên sáng. Trong đó, SHS vượt lên dẫn đầu về thanh khoản với hơn 9,9 triệu đơn vị, nhưng đóng cửa vẫn giảm 1,1% xuống 8.700 đồng. Còn CEO khớp 9,25 triệu đơn vị, đóng cửa nới đà tăng lên thành 6,4%, đứng ở mức 19.900 đồng.
PVS có giao dịch sôi động chiều này, thanh khoản 3,73 triệu đơn vị, đóng cửa ở mức tham chiếu 22.100 đồng. Các mã có thanh khoản trên 1 triệu đơn vị còn lại là IDJ, IDC, MBS, APS và PVL, trong đó chỉ có MBS đứng giá tham chiếu, còn lại đều tăng, riêng PVL tăng kịch trần lên 2.900 đồng.
Trong khi đó, UPCoM lại bị đẩy xuống sâu trở lại đầu phiên và dù nỗ lực khi 2 sàn niêm yết khởi sắc, nhưng vẫn không về được tham chiếu.
Đóng cửa, UPCoM-Index giảm 0,12 điểm (-0,18%), xuống 70,4 điểm với 158 mã tăng và 85 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 57,4 triệu đơn vị, giá trị 871,5 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp tới 42,6 triệu đơn vị, giá trị 682 tỷ đồng.
Ngoại trừ BSR phiên sáng, phiên chiều nay chỉ có VHG khớp trên 1 triệu đơn vị. Trong đó, BSR khớp trên 3,51 triệu đơn vị, đóng cửa tăng 0,7% lên 13.500 đồng, thấp hơn phiên sáng 2 bước giá. VHG tăng 4,3% lên 2.400 đồng, khớp 1,25 triệu đơn vị.
Trên thị trường phái sinh, các hợp đồng tương lai chỉ số VN30 tăng theo thị trường cơ sở. Trong đó, hợp đồng đáo hạn tháng 1/2023 là VN30F2301 tăng 7 điểm (+0,7%), tương đương VN30-Index, lên 1.008 điểm với 377.420 hợp đồng được chuyển nhượng, khối lượng mở 47.673 hợp đồng.
Trên thị trường chứng quyền, thị trường khá cân bằng, nhưng chỉ có duy nhất 1 mã có thanh khoản trên 1 triệu đơn vị là CTCB2213 với gần 1,23 triệu đơn vị, đóng cửa ở mức tham chiếu 50 đồng.
Tác giả: T.Lê
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy