Trong phiên hôm qua, VN-Index đã sớm hướng tới chinh phục ngưỡng kháng cự 1.415 - 1.420 điểm, nhưng thất bài và quay đầu điều chỉnh nhẹ.
Thanh khoản sụt giảm trở lại khi dòng tiền bị kìm hãm lại trong phiên chốt NAV của nhiều quỹ, công ty chứng khoán, cũng như margin tại nhiều công ty chứng khoán tới hạn.
Phiên giảm nhẹ với thanh khoản thấp không làm xu hướng tăng thay đổi, thị trường có thể đi vào vùng phân hóa nhằm tránh áp lực bán đối với nhóm cổ phiếu bluechips cũng như trong nhóm VN30.
Trong tháng 6/2021, VN-Index đã tăng 80,5 điểm, tương đương +6,06%. Còn trong quý II vừa qua, VN-Index tăng 217,11 điểm, tương đương +18,22%.
Bước sang phiên giao dịch sáng nay 1/7, thị trường cố gắng chinh phục ngưỡng 1.415 điểm, nhưng sau hai lần bất thành, áp lực bán đã bất ngờ tăng mạnh khiến VN-Index đổ đèo xuống dưới tham chiếu.
Nhưng cũng rất nhanh sau đó, dòng tiền mạnh tập trung ở một số bluechip đã kéo chỉ số lên trên sắc xanh và giằng co nhẹ sau hơn 1 giờ giao dịch. Mặc dù vậy, cũng như nhiều phiên gần đây, bảng điện tử vẫn đang bị chi phối bởi các mã giảm.
Trong số các bluechip, MSN và SSI đang hoạt động tốt hơn phần còn lại, mặc dù cũng chỉ tăng trên dưới 2,5%, các cổ phiếu phía sau như HPG, GAS, PNJ, VPB nhích nhẹ.
Các mã khác đáng chú ý như cặp đôi FLC-ROS, khi đều đang bị bán khá mạnh trong số các cổ phiếu thị trường, trong đó, FLC đang khớp lệnh dẫn đầu HOSE và khớp hơn 17 triệu đơn vị.
Cổ phiếu VOS bị bán không tiếc tay, khi nằm ở mức giá sàn ngay từ sớm -7% xuống 6.910 đồng, thanh khoản bắt đầu cho dấu hiệu tắc nghẽn, khi chỉ khớp được gần 0,7 triệu đơn vị, trong khi khối lượng dư bán giá sàn đã vọt lên hơn 7,3 triệu đơn vị.
Dù thị trường giằng co nhẹ quanh tham chiếu, nhưng điểm tích cực là dòng tiền sau phiên bị "giam hãm" hôm qua, đã được giải phóng và hoạt động tích cực trở lại trong phiên sáng nay, giúp thị trường cân bằng hơn và VN-Index tiếp tục trở lại đà tăng, đóng cửa trên ngưỡng 1.410 điểm.
Chốt phiên sáng, sàn HOSE có 180 mã tăng và 198 mã giảm, VN-Index tăng 4,01 điểm (+0,28%), lên 1.412,56 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 452,4 triệu đơn vị, giá trị 15.299,1 tỷ đồng, tăng 36% về khối lượng và 21% về giá trị so với phiên sáng hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp gần 13 triệu đơn vị, giá trị 482,6 tỷ đồng.
Trụ đỡ phiên này đến từ sức bật tương đối tốt của một số bluechip như VPB +3,2% lên 69.900 đồng, MSN +2,5% lên 113.300 đồng, SSI +2,4% lên 56.300 đồng, PDR +2,1% lên 95.400 đồng, HPG +1,7% lên 52.400 đồng, HDB +1,5% lên 36.050 đồng.
Trong khi các sắc xanh khác nhạt hơn tại VNM, TPB, STB, GAS, TCB, FPT, BVH…
Ở chiều ngược lại, VCB, VJC, MWG, BID, CTG, PLX, NVL giảm điểm, nhưng không mã này mất đến 1%. Trong khi sự giằng co khiến PNJ, VIC, VRE, MBB, POW đứng giá tham chiếu.
Thanh khoản HPG và VPB tăng tốt về cuối phiên, trong đó, HPG khớp lệnh vươn lên đứng đầu HOSE với 25,8 triệu đơn vị khớp lệnh, VPB khớp 22,2 triệu đơn vị. Nhóm ngân hàng TCB, STB, CTG, MBB theo ngay sau với khối lượng khớp lệnh từ 12,7 triệu đến 16,9 triệu đơn vị.
Ở nhóm cổ phiếu thị trường, FIT trở thành tâm điểm, khi được kéo mạnh từ nửa cuối phiên lên mức giá trần, +6,9% lên 17.000 đồng, khớp lệnh có gần 12,4 triệu đơn vị.
Các mã khác cũng có sắc tím như TGG, VPH, ITD, nhưng thanh khoản thấp hơn, với TGG cao nhất với 1,1 triệu đơn vị, VPH khớp 0,6 triệu đơn vị.
Các cổ phiếu nhích lên còn có KBC, HSG, SCR, NKG, PVD, DLG, TTF, GVR, DRC, GMD, LDG…nhưng phần lớn cũng chỉ nhích nhẹ.
Cặp đôi FLC và ROS thu hẹp đà giảm, với FLC -1,9% xuống 13.050 đồng, khớp lệnh chỉ đứng sau HPG với hơn 22,5 triệu đơn vị, ROS -2,1% xuống 6.410 đồng, khớp 12 triệu đơn vị.
Cổ phiếu VOS không thể thoát mức giá sàn -7% xuống 6.910 đồng, khớp hơn 0,74 triệu đơn vị và còn dư bán giá sàn hơn 7,37 triệu đơn vị.
Trên sàn HNX, diễn biến HNX-Index khá tương đồng với VN-Index, khi giằng co nhẹ, có thởi điểm xuống dưới tham chiếu, trước khi nảy nhẹ trở lại về cuối phiên.
Bảng điện tử phân hóa mạnh với hai mã lớn SHB và PVS kết phiên trong sắc đỏ, trong đó, PVS -2,4% xuống 28.100 đồng, khớp lệnh cao nhất sàn HNX với hơn 18,22 triệu đơn vị. Còn SHB giảm nhẹ 0,7% xuống 28.500 đồng, khớp hơn 10,5 triệu đơn vị.
Các cổ phiếu tăng tích cực làm đối trọng là các cổ phiếu công chứng khoán như SHS +4,8% lên 46.100 đồng, VND +3,2% lên 45.800 đồng, MBS +8% lên 33.900 đồng, APS +3,9% lên 15.800 đồng, BVS +5% lên 31.600 đồng, và BSI tăng kịch trần +9,8% lên 24.700 đồng, khớp lệnh từ 0,98 triệu đến 7,2 triệu đơn vị.
Chốt phiên sáng, sàn HNX có 72 mã tăng và 88 mã giảm, HNX-Index tăng 1,39 điểm (+0,43%), lên 324,71 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 96,9 triệu đơn vị, giá trị 2.347 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 3,25 triệu đơn vị, giá trị 118,1 tỷ đồng.
Trên UpCoM, chỉ số UpCoM-Index tăng nhẹ khi mở cửa, sau đó yếu dần và xuống dưới tham chiếu và cũng có nhịp trở lại về cuối phiên, nhưng lực cầu không đủ giúp chỉ số về lại sắc xanh.
Hai mã dầu khí BSR và OIL giao dịch sôi động nhất, nhưng cả hai đều kết phiên giảm, với BSR -2,8% xuống 20.600 đồng, khớp lệnh hơn 21,3 triệu đơn vị, OIL -2% xuống 15.000 đồng, khớp 2,73 triệu đơn vị.
Chốt phiên sáng, UpCoM-Index giảm 0,1 điểm (-0,11%), xuống 90,15 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 51,6 triệu đơn vị, giá trị 976,4 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 1,29 triệu đơn vị, giá trị 23,11 tỷ đồng.
Tác giả: Lạc Nhạn
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy