Trong phiên hôm qua, lực bán áp đảo và xuyên suốt thời gian giao dịch đã khiến VN-Index giảm gần 70 điểm khi đóng cửa.
Một diễn biến khác cũng đáng quan tâm là rất nhiều mã lớn trong tình trạng bí bán tháo, là những mã cơ bản vốn được đánh giá là đã về vùng giá hấp dẫn trong tuần trước, trong khi đó lực cầu bắt đáy xuất hiện rất ít. Tính đến trước phiên giao dịch ATC mới chỉ có gần 20.000 tỷ đồng được khớp lệnh trên sàn HOSE.
Bước sang phiên giao dịch sáng nay 26/4, đà rơi của thị trường chưa dừng lại, khi VN-Index tiếp tục giảm mạnh về gần 1.260 điểm, tương ứng mất thêm gần 50 điểm chỉ ít phút sau khi mở cửa.
Dù vậy, một số bluechip hồi phục sau đó và lực mua bắt đáy mạnh lên đã giúp VN-Index thu hẹp đáng kể đà giảm sau đó và lên lại trên tham chiếu sau gần 2 giờ giao dịch. Tuy nhiên, lực cung vẫn lớn khiến chỉ số nhanh chóng mất sắc xanh, đóng cửa giảm nhẹ với thanh khoản tăng vọt so với phiên sáng qua.
Chốt phiên sáng, sàn HOSE có 170 mã tăng và 255 mã giảm, VN-Index giảm 3,8 điểm (-0,29%), xuống 1.307,12 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt gần 460 triệu đơn vị, giá trị 13.174,4 tỷ đồng, tăng hơn 54% về khối lượng và 45% về giá trị so với phiên sáng hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 35,5 triệu đơn vị, giá trị 1.113 tỷ đồng.
Phiên này, một số cổ phiếu lớn và ngân hàng làm điểm tựa chính ngay từ sớm, giúp lực mua bắt đáy tự tin hơn với HDB +3,6% lên 24.400 đồng, BID +2,4% lên 36.700 đồng, MBB +2,1% lên 28.700 đồng, VPB +1,9% lên 34.900 đồng.
Hay các cổ phiếu lớn SAB +4,1% lên 164.900 đồng, MWG +2,1% lên 148.000 đồng, VRE +1,9% lên 29.600 đồng, VIC +1,3% lên 77.200 đồng…
Trong đó, MBB, VPB và HPG (+0,1%) là những cổ phiếu thanh khoản cao nhất sàn, với HPG dẫn đầu khi có hơn 15 triệu đơn vị khớp lệnh, VPB khớp 11 triệu đơn vị, MBB khớp 10,88 triệu đơn vị.
Ở chiều ngược lại, VHM tuy là cổ phiếu giảm sâu nhất -3,5%, nhưng cũng đã thu hẹp đà giảm và thoát mức giá thấp nhất trong phiên, các cổ phiếu khác như VCB -2,3% xuống 79.900 đồng, còn lại chỉ giảm nhẹ như VNM, CTG, SSI, PNJ, GAS, NVL, PLX…
Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, nhiều mã đã hồi phục và ấn tượng nhất là HBC, khi leo lên mức giá trần +6,9% lên 19.300 đồng, khớp gần 6,4 triệu đơn vị.
Các cổ phiếu tăng khá khác như ITA +3,7% lên 11.300 đồng, SJF +3,8% lên 12.200 đồng, ROS +4,4% lên 4.250 đồng, PHR +5,3% lên 67.600 đồng, GMD +6,3% lên 51.800 đồng.
Các cổ phiếu DAH, BCM, HNG, OGC, TCH, FLC, KBC, CTD, HQC, YEG, QCG, HAI có mức tăng từ 2% đến hơn gần 3,5%. Các sắc xanh khác cũng có tại HAG, VND, ASM, BCG, NLG, TTF, LCG, LPB, HCM, FCN…
Thanh khoản nhóm kể trên cũng thuộc top cao nhất sàn với khối lượng khớp lệnh từ 2,1 triệu đến hơn 9 triệu đơn vị.
Dù vậy, thị trường vẫn còn khá nhiều cổ phiếu giảm mạnh, như nhóm thủy sản với ACL, ANV, AAM đều giảm về giá sàn.
Tương tự là ở các mã ngành bất động sản, dầu khí, bảo hiểm với DQC, ELC, HDC, HDG, NHA, PET, PXS, TGG, FTM, MIG cũng đã giảm sàn.
Các mã GEX, DGW, APH, SMC, APC, DPG, VSC, DIG, QBS, VGC, CII, PSH, TSC, IDI, CMX giảm từ gần 4% đến 6,6%. Trong đó, những CMX, TSC, IDI, DIG, GEX thuộc nhóm thanh khoản cao nhất sàn, khớp từ gần 2,8 triệu đến gần 9,7 triệu đơn vị.
Trên sàn HNX, lực cầu bắt đáy cũng mạnh mẽ, giúp HNX-Index cũng có thời điểm tìm về được tham chiếu, trước khi kết phiên giảm nhẹ.
Chốt phiên sáng, sàn HNX có 97 mã tăng và 108 mã giảm, HNX-Index giảm 2,55 điểm (-0,76%), xuống 334,96 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 50,7 triệu đơn vị, giá trị 1.115,6 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 12,4 triệu đơn vị, giá trị 444,2 tỷ đồng.
Hàng cổ phiếu đã chuyển màu tích cực, trong đó, PVS +3,7% lên 22.300 đồng, khớp lệnh cao nhât sàn với 7,15 triệu đơn vị.
Các cổ phiếu khác như KLF, IDJ, ART, PVC, TVC, TAR, APS, NDN, HAD, DVG, DL1 cũng đều tăng điểm, với mức tăng đa số đều trên dưới 4%.
Trong khi đó, CEO, IDC vẫn còn giảm mạnh, dù cả hai đều thoát giá sàn, theo đó, CEO -8,5% xuống 31.400 đồng, IDC -6% xuống 50.400 đồng, khớp lệnh chỉ đứng sau PVS với 4,4 triệu và 4,29 triệu đơn vị.
Các cổ phiếu SHS, TNG, HUT, BII, BCC, IPA, AMV, TIG, PVG chìm trong sắc đỏ, khớp từ 0,3 triệu đến 3,36 triệu đơn vị.
Trên UpCoM, diễn biến tương tự, khi lực mua bắt đáy đã giúp chỉ số UpCoM-Index thu hẹp đáng kể đà giảm điểm.
Chốt phiên, UpCoM-Index giảm 0,62 điểm (-0,62%), xuống 98,92 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 32 triệu đơn vị, giá trị gần 532 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 1,54 triệu đơn vị, giá trị 32,2 tỷ đồng.
Các cổ phiếu nổi bật là BVN, BVB, PXL, PSP, SGP và CEN, khi kết phiên trong sắc xanh, thậm chí BVN còn tăng mạnh 8,4% lên 16.700 đồng, khớp hơn 1 triệu đơn vị.
Các cổ phiếu BSR, C4G, VHG, VGT, QTP, VGI, PAS, LMH và nhiều mã khác trong số nhóm thanh khoản cao nhất vẫn kết phiên ở dưới tham chiếu, với BSR -2,9% xuống 20.300 đồng, khớp lệnh cao nhất UpCoM với hơn 6 triệu đơn vị.
Tác giả: Lạc Nhạn
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy