Sau thời gian dài trong vùng trũng thông tin, thị trường sẽ bước vào mùa công bố thông tin kết quả kinh doanh quý III với những báo cáo sơ bộ sẽ dần hé lộ và được dự báo là không mấy lạc quan do ảnh hưởng của dịch bệnh khiến việc giãn cách xã hội kéo dài.
Do đó, hầu hết các công ty chứng khoán vẫn cho rằng thị trường đang trong giai đoạn tương đối rủi ro. Việc quản lý danh mục và dòng tiền một cách thận trọng là các khuyến nghị được đưa ra giai đoạn này.
Về mặt kỹ thuật, chỉ số đang chạy trong biên độ hẹp từ 1.330-1.360 điểm kéo dài suốt tháng 9 này, do vậy, để thị trường thoát vùng sideway cần có những thông tin đủ mạnh cả 2 chiều tiêu cực và tích cực để thị trường hình thành xu hướng mới là giảm điểm hoặc tăng điểm.
Nếu điều này chưa xảy ra thì việc tăng hay giảm điểm thị trường sẽ không quá lớn, đồng nghĩa với việc rủi ro không quá lớn và cơ hội không quá nhiều.
Bước vào phiên giao dịch sáng đầu tuần ngày 27/9, nhóm cổ phiếu bluechip hồi phục đã giúp thị trường nhanh chóng có được sắc xanh. Tuy nhiên, với dòng tiền khá thận trọng và các trụ tăng khá yếu khiến VN-Index chỉ giao dịch nhẹ trên vùng giá 1.350 điểm rồi nhanh chóng quay đầu trước áp lực bán gia tăng.
Sang đợt khớp lệnh liên tục, áp lực bán tiếp tục gia tăng và lan rộng trên thị trường đã nhanh chóng đẩy VN-Index về dưới vùng giá tham chiếu và dao động giằng co quanh ngưỡng 1.350 điểm.
Nhóm cổ phiếu bluechip đang là lực đỡ chính giúp VN-Index không bị giảm sâu. Sau hơn 1 giờ giao dịch, trong nhóm VN30 có 17 mã tăng và chỉ 11 mã giảm. Trong đó, một số mã lớn như GAS, FPT, HPG, PLX, VNM… duy trì được mức tăng trên dưới 1%.
Đáng chú ý, những tia hy vọng trong phiên cuối tuần trước ngày 24/9 đã tan biến khi dòng bank sớm trở nên phân hóa. Trong khi VCB, CTG, VIB, TPB, OCB quay đầu điều chỉnh, thì VPB, TCB, ACB, HDB... xanh nhạt.
Thanh khoản cũng là điểm yếu của thị trường khi dòng tiền tiếp tục tham gia khá hạn chế bởi tâm lý thận trọng của nhà đầu tư. Sau hơn 80 phút giao dịch, trên sàn HOSE, tổng giá trị giao dịch chưa tới 5.000 tỷ đồng.
Điểm đáng chú ý trong phiên sáng nay tiếp tục là nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ, nối tiếp chuỗi giảm điểm từ cuối tuần trước. Trên bảng điện tử duy trì số mã giảm điểm sàn HOSE ở quanh con số 300, gấp 3 lần số mã tăng điểm.
Sau thời điểm 11h, VN-Index có cú lao dốc khá mạnh mất tới hơn 11 điểm về ngưỡng 1.339 điểm, xuyên thủng đường trung bình giá 20 ngày (MA20) nhưng sau đó đã bật trở lại.
Nguyên nhân của sự biến động này chủ yếu do một vài cổ phiếu lớn tạo ra, tâm điểm là cặp đôi cổ phiếu VIC và VHM có cú sụt mạnh sau đó hồi lại, tác động lớn tới VN-Index. Mặc dù vậy, việc giảm mạnh của chỉ số đã tác động tâm lý đáng kể tới các cổ phiếu khác khi lực bán cũng tăng mạnh lên, kéo số mã giảm điểm trên HOSE kết thúc phiên lên tới 313 mã so với 90 mã tăng điểm.
Chốt phiên sáng, VN-Index giảm 5,24 điểm (-0,39%) xuống 1.345,93 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 364,73 triệu đơn vị, giá trị 9.916 tỷ đồng, tăng nhẹ so với phiên sáng cuối tuần trước ngày 24/9. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 21,8 triệu đơn vị, giá trị 826,6 tỷ đồng.
Nhóm cổ phiếu bluechip trở nên phân hóa khi trong rổ VN30 có 13 mã tăng và 14 mã giảm. Trong đó, VJC là mã tăng tốt nhất khi chốt phiên tăng 3,2% lên mức 129.000 đồng/CP; hay các mã HDB, HPG, PLX, POW có mức tăng hơn 1%. Trái lại, BVH và MWG có mức giảm sâu nhất trong rổ này, tương ứng giảm 2,2% và 24%.
Mặt khác, nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ tiếp tục trong trạng thái không mấy khả quan sau những thông tin về việc cơ quan quản lý sẽ vào cuộc để thanh lọc các cổ phiếu có hành vi thao túng giá.
Đáng kể là nhóm cổ phiếu họ Louis vẫn chủ yếu giảm sàn với các mã BII, APG, TDH, VKC, TGG đều dư bán sàn chất đống.
Xét về nhóm ngành, dòng bank tiếp tục phân hóa với mức biến động khá hẹp, chủ yếu chỉ trên dưới 1%, trong đó các mã tăng tốt ở phiên trước như TPB và VIB đã quay đầu điều chỉnh và là các mã giảm sâu nhất trong ngành, với VIB giảm gần 2,5%, TPB giảm hơn 1,9%.
Ngoài ra, các mã lớn khác như VCB, BID, CTG, MBB cũng dừng chân trong sắc đỏ, TCB đứng giá tham chiếu. Chỉ có VPB, STB, ACB, SSB nhích nhẹ chưa tới 0,5%, HDB tăng hơn 1%.
Nhóm cổ phiếu chứng khoán vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc khi đồng loạt tiếp tục giao dịch dưới mốc tham chiếu với các mã lớn đầu ngành như VCI, SSI, HCM, VND, SHS có mức giảm trên dưới 2%. Đáng kể, cổ phiếu trong họ Louis là APG vẫn nằm sàn sau chuỗi này tăng nóng và tiếp tục dư bán sàn chất đống với gần 6,4 triệu đơn vị.
Trong nhóm bất động sản, các mã lớn như VHM, NVL, THD hay KDH, KBC, DIG, DXG, NLG, VCG, IJC… cũng đóng cửa giảm nhẹ.
Trên sàn HNX, áp lực bán cũng mạnh dần lên khiến bảng điện tử bị sắc đỏ lấn át, HNX-Index theo đó về hẳn dưới tham chiếu trước khi có nhịp nảy lại đôi chút về những phút cuối.
Nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ bị chốt lời mạnh với MBG, TTH, NSH, PV2, KVC cùng họ nhà Louis BII và VKC đều giảm xuống mức giá sàn.
Giảm sâu khác còn có AMV -4,6%, DST -5,7%, HOM -7,1%, LAS -3,4%, VGS -6,5%, VHE -7,4%...
Các mã lớn như SHB -0,4% xuống 26.900 đồng, CEO -1% xuống 10.300 đồng, VCS -3% xuống 122.300 đồng, PVI -5,2% xuống 47.200 đồng, SHS -2,1% xuống 37.700 đồng…
Ở chiều ngược lại, PVS trong ngày giao dịch không hưởng quyền trả cổ tức bằng tiền theo tỷ lệ 10% đã tăng 2,6% lên 27.300 đồng, và là một trong số ít các mã lớn tích cực giúp hãm đà rơi của chỉ số.
Chốt phiên sáng, sàn HNX có 47 mã tăng và 143 mã giảm, HNX-Index giảm 2,5 điểm (-0,69%), xuống 357,13 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 76 triệu đơn vị, giá trị 1.444,3 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 5,33 triệu đơn vị, giá trị 134,4 tỷ đồng.
Trên UpCoM, chỉ số UpCoM-Index mở cửa tăng nhẹ, nhưng với áp lực bán gia tăng chung trên toàn thị trường ảnh hưởng, chỉ số này cũng đã dần lùi về dưới tham chiếu và tìm đến các mức thấp hơn trong phiên, trước khi cầu bắt đáy nhập cuộc giúp chỉ số hãm bớt đà rơi.
Gần 20 cổ phiếu giao dịch sôi động nhất chỉ còn BSR, AAA và VNH tăng, cùng ORS và OIL giữ được tham chiếu, còn lại đều giảm.
Theo đó, BSR +0,5% lên 18.900 đồng, khớp lệnh dẫn đầu UpcoM với hơn 8,92 triệu đơn vị.
Cổ phiếu liên quan đến dòng Louis là DDV giảm sâu, mất 11,8% xuống 26.900 đồng, khớp hơn 1,11 triệu đơn vị.
Chốt phiên sáng, UpCoM-Index giảm 1,19 điểm (-1,21%), xuống 96,89 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 55,49 triệu đơn vị, giá trị 976 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 2,48 triệu đơn vị, giá trị 91 tỷ đồng.
Tác giả: T.Thúy
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy