Công ty Cổ phần Gỗ An Cường (HoSE: ACG) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với nhiều chỉ số tăng trưởng. Theo đó, doanh thu thuần trong kỳ của công ty đạt 695 tỷ đồng, tăng nhẹ 2% so với cùng kỳ. Doanh thu tăng, cùng với tiết giảm giá vốn hàng bán nên lợi nhuận gộp của Gỗ An Cường tăng 12% lên 214 tỷ đồng.
Ở chiều ngược lại, ngoài chi phí quản lý doanh nghiệp tăng nhẹ, các khoản chi phí trong kỳ của công ty đều tiết giảm so với quý I/2023. Cụ thể, chi phí tài chính đạt 9,8 tỷ đồng, chi phí bán hàng đạt 111 tỷ đồng, giảm lần lượt 40% và 18% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sau khi trừ các chi phí, Gỗ An Cường báo lãi 81 tỷ đồng, tăng 2,25 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo báo cáo thường niên năm 2023, An Cường dự kiến trình ĐHĐCĐ phê duyệt kế hoạch kinh doanh 2024 với chỉ tiêu doanh thu thuần đạt 3.785 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 440 tỷ đồng; tăng nhẹ lần lượt 0,6% và 0,8% so với thực hiện năm 2023.
Tạm tính theo kế hoạch sản xuất kinh doanh trên, Gỗ An Cường đã thực hành được 18% chỉ tiêu doanh thu và 18% mục tiêu lợi nhuận đã đề ra.
Về tình hình tài chính của công ty, tại ngày 31/3/2024, tổng tài sản của Gỗ An Cường ở mức 5.700 tỷ đồng, tăng 3% so với số đầu năm. Trong đó, tiền và các khoản tương đương tiền đạt 31 tỷ đồng, giảm 53%; chủ yếu do giảm trích lập lượng tiền.
Bên cạnh đó, khoản đầu tư tài chính ngắn hạn của Gỗ An Cường ghi nhận tăng từ 1.834 tỷ đồng tại đầu năm lên 2.135 tỷ đồng tại cuối tháng 3/2024; tương đương tăng 16%.
Đây là các khoản tiền gửi của Gỗ An Cường tại các ngân hàng thương mại có kỳ hạn còn lại dưới 1 năm, hưởng lãi suất từ 4,2% - 8,45%/năm. Ngoài ra, công ty cho biết đã dùng 343 tỷ đồng của các khoản đầu tư trên làm tài sản thế chấp cho các khoản vay với ngân hàng.
Tính đến ngày 31/3/2024, chỉ số hàng tồn kho của Gỗ An Cường đạt 1.256 tỷ đồng, tăng 10% so với đầu kỳ.
Ở bên kia bảng cân đối kế toán, dư nợ của Gỗ An Cường ở mức 1.445 tỷ đồng, tăng 7% so với đầu năm. Trong đó, vay ngắn hạn đạt 953 tỷ đồng, tăng 35%; bao gồm 4 khoản vay tại các ngân hàng. Gỗ An Cường cho biết đây là các khoản vay cho mục đích nhu cầu vốn lưu động của công ty.
Năm 2024, ngành gỗ đặt mục tiêu xuất khẩu 15,2 tỷ USD, trong đó gỗ và sản phẩm gỗ trên 14,2 tỷ USD, tăng 6% so với năm 2023. Xuất khẩu gỗ sẽ khởi sắc trong năm 2024. Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc và EU vẫn là những thị trường tiềm năng, ổn định về xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam. Theo nhận định của Bộ Công Thương, năm 2024, triển vọng thương mại toàn cầu được dự báo chưa thật khởi sắc, tiếp tục tác động không thuận lợi tới hoạt động xuất khẩu của nhiều ngành hàng, trong đó có sản phẩm gỗ và lâm sản. Bên cạnh đó, xung đột địa chính trị giữa Nga - Ukraine, Israel - Hamas và vấn đề tại Biển Đỏ đang trực tiếp làm đứt gãy chuỗi cung ứng, làm leo thang chi phí vận chuyển, giao hàng. |
Tác giả: Nguyễn Phương Anh
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy