TTF lên kế hoạch đoạn tuyệt với tồn đọng cũ, chào bán hơn 41 triệu cổ phiếu riêng lẻ
Cụ thể, ông Bùi Hồng Minh vừa bán ra 30.934.237 cổ phiếu TTF để giảm sở hữu từ 9,86% về còn 2,33% vốn điều lệ, giao dịch được thực hiện ngày 4/1/2023. Như vậy, sau giao dịch, ông Bùi Hồng Minh không còn là cổ đông lớn tại Gỗ Trường Thành.
Điểm đáng lưu ý, trong phiên giao dịch ngày 4/1, cổ phiếu TTF bất ngờ xuất hiện giao dịch thỏa thuận 30.934.237 cổ phiếu với tổng giá trị 126 tỷ đồng, ước tính giá cổ phiếu trung bình là 4.080 đồng/cổ phiếu.
Như vậy, nhiều khả năng ông Bùi Hồng Minh đã thực hiện bán thỏa thuận với giá trung bình 4.080 đồng/cổ phiếu.
Được biết, ngày 10/12/2021, Gỗ Trường Thành thực hiện phát hành 40.534.237 cổ phiếu TTF cho ông Bùi Hồng Minh để hoán đổi 405,34 tỷ đồng nợ vay (bao gồm 362,85 tỷ đồng nợ gốc và 42,5 tỷ đồng lãi vay) với giá 10.000 đồng/cổ phiếu, đây là cổ phiếu ưu đãi cổ tức với lợi tức là 6,5%/năm kèm theo quyền yêu cầu nhóm Công ty mua lại sau 5 năm nắm giữ.
Đến ngày 10/1/2022, HĐQT Gỗ Trường Thành đã thông qua việc chuyển đổi 40.534.237 cổ phiếu ưu đãi của ông Bùi Hồng Minh thành cổ phiếu phổ thông với tỷ lệ 1:1.
Như vậy, giá gốc cổ phiếu của ông Bùi Hồng Minh dự kiến từ thời điểm chuyển đổi tới hiện tại là 10.000 đồng/cổ phiếu.
Với việc từ thời điểm cuối năm 2021 tới nay, Gỗ Trường Thành chưa chia cổ tức, ông Bùi Hồng Minh tạm lỗ 59,2%, tương ứng lỗ 183,13 tỷ đồng khi bán ra hơn 30,9 triệu cổ phiếu TTF sau 1 năm chuyển đổi.
Cổ phiếu TTF giảm 74,9% từ đỉnh, Chủ tịch Mai Hữu Tín không mua hết lượng đăng ký do diễn biến thị trường không thuận lợi
Ông Mai Hữu Tín, Chủ tịch HĐQT Gỗ Trường Thành chỉ mua được 5,26 triệu cổ phiếu trong tổng 10 triệu cổ phiếu đã đăng ký, tương ứng tỷ lệ mua thành công là 52,6% để nâng sở hữu từ 0% lên 1,28% vốn điều lệ, giao dịch được thực hiện từ ngày 28/11 đến ngày 21/12.
Lý do được ông Mai Hữu Tín đưa ra do diễn biến thị trường không thuận lợi.
Điểm đáng lưu ý, từ ngày 29/3/2022 đến ngày 15/11/2022, cổ phiếu TTF giảm 82% từ 17.200 đồng về 3.100 đồng/cổ phiếu và sau đó hồi phục, tính tới ngày 23/12/2022, cổ phiếu TTF giao dịch vùng 4.320 đồng/cổ phiếu, tức tăng 39,4% so với đáy ngày 15/11/2022 nhưng vẫn giảm 74,9% so với đỉnh ngày 29/3/2022.
Theo tìm hiểu, ông Mai Hữu Tín sinh ngày 27/8/1969, trình độ Tiến sỹ Quản trị kinh doanh và được bổ nhiệm vào vị trí Chủ tịch HĐQT Gỗ Trường Thành từ ngày 10/6/2019 tới nay. Ngoài ra, ông cũng đang là Chủ tịch HĐQT tại Công ty cổ phần Đầu tư U&I.
Theo dữ liệu từ khi trở thành Chủ tịch HĐQT tại Gỗ Trường Thành tới nay, ông Mai Hữu Tín chưa mua vào cổ phiếu TTF và đây là lần đầu tiên kể từ khi tiếp quản Gỗ Trường Thành.
Ở một diễn biến khác, bà Đinh Thị Kim Dung vừa mua vào 30.765.763 cổ phiếu TTF để nâng sở hữu từ 1,65% lên 9,14% vốn điều lệ, giao dịch được thực hiện ngày 19/12.
Như vậy, sau giao dịch, bà Đinh Thị Kim Dung trở thành cổ đông lớn của Gỗ Trường Thành.
Ngoài ra, ông Võ Quốc Lợi, thành viên HĐQT đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu TTF để nâng sở hữu từ 0,85% lên 1,1%, giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 29/12/2022 đến ngày 27/1/2023.
Gỗ Trường Thành thoát lỗ quý III nhờ doanh thu tài chính và lợi nhuận khác
Trong quý III/2022, Gỗ Trường Thành ghi nhận doanh thu đạt 356,89 tỷ đồng, tăng 4,3% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 2,71 tỷ đồng, tăng 67,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm từ 21,5% về còn 20,5%.
Trong kỳ, lợi nhuận gộp giảm 0,7% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 0,53 tỷ đồng về 73,16 tỷ đồng; doanh thu tài chính giảm 9,6%, tương ứng giảm 0,93 tỷ đồng về 8,76 tỷ đồng; chi phí tài chính giảm 33,1%, tương ứng giảm 9,83 tỷ đồng về 19,89 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 20,5%, tương ứng tăng thêm 10,36 tỷ đồng lên 61,01 tỷ đồng; lợi nhuận khác tăng thêm 5,45 tỷ đồng lên 4,13 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ 1,32 tỷ đồng); và các hoạt động khác biến động không đáng kể.
Xét về hoạt động kinh doanh cốt lõi (lợi nhuận gộp – chi phí tài chính – chi phí bán hàng & quản lý doanh nghiệp), trong quý III, Công ty tiếp tục ghi nhận lỗ 7,74 tỷ đồng so với cùng kỳ lỗ 6,68 tỷ đồng.
Như vậy, lợi nhuận cốt lõi âm, Công ty thoát lỗ nhờ ghi nhận doanh thu tài chính 8,76 tỷ đồng và lợi nhuận khác là 4,13 tỷ đồng.
Trong cơ cấu doanh thu tài chính, chủ yếu 7,06 tỷ đồng là lãi chênh lệch tỷ giá; 1,7 tỷ đồng lãi tiền gửi và lãi cho vay. Trong khi đó, Công ty không thuyết minh cơ cấu lợi nhuận khác trong báo cáo quý III.
Luỹ kế 9 tháng đầu năm, Gỗ Trường Thành ghi nhận doanh thu đạt 1.516,22 tỷ đồng, tăng 38,8% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 7,21 tỷ đồng, giảm 34,8% so với cùng kỳ năm trước.
Mặc dù ghi nhận lãi trong 9 tháng đầu năm nhưng tới 30/9/2022, tổng lỗ lũy kế vẫn lên tới 3.039,4 tỷ đồng, bằng 73,9% vốn điều lệ.
Hết mất cân đối cơ cấu nguồn vốn khi chuyển khoản mục người mua trả tiền trước từ ngắn hạn sang dài hạn
Tính tới 30/9/2022, tổng tài sản của Gỗ Trường Thành tăng 7,5% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 212,5 tỷ đồng lên 3.050,8 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu tồn kho đạt 737,3 tỷ đồng, chiếm 24,2% tổng tài sản; các khoản phải thu ngắn hạn đạt 566,8 tỷ đồng, chiếm 18,6% tổng tài sản; tài sản ngắn hạn khác đạt 391,3 tỷ đồng, chiếm 12,8% tổng tài sản; tài sản cố định đạt 372,8 tỷ đồng, chiếm 12,2% tổng tài sản; đầu tư tài chính dài hạn đạt 357,4 tỷ đồng, chiếm 11,7% tổng tài sản và các khoản mục khác.
Trong kỳ, đầu tư tài chính dài hạn tăng 390,6% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 285,5 tỷ đồng lên 358,6 tỷ đồng. Trong đó, Công ty thuyết minh xuất hiện 2 khoản đầu tư mới là sở hữu 20% vốn tại Natuzzi Singgapore Pte., Ltd, tương đương 122,6 tỷ đồng; sở hữu 19,2% vốn tại CTCP Tekcom, tương ứng 170,7 tỷ đồng.
Về phần nguồn vốn, tính tới 30/9/2022, người mua trả tiền trước dài hạn bất ngờ ghi nhận 1.032,3 tỷ đồng so với đầu năm không ghi nhận. Ngoài ra, người mua trả tiền trước ngắn hạn giảm từ 1.178,8 tỷ đồng về 379,7 tỷ đồng.
Được biết, theo thoả thuận nguyên tắc ngày 15/5/2017, Vingroup chỉ định nhóm Gỗ Trường Thành là nhà cung cấp chiến lược các sản phẩm gỗ thành phẩm phục vụ với giá trị dự kiến 16.000 tỷ đồng. Trong đó, nhóm Vingroup đã ký thoả thuận đặt cọc với nhóm Gỗ Trường Thành với số tiền lần lượt là 70,4 tỷ đồng và 1.032,3 tỷ đồng.
Trong kỳ báo cáo, Công ty đã gia hạn thời gian thảo thuận đến ngày 15/5/2027 nên đã chuyển mục người trả tiền trước từ ngắn hạn sang dài hạn.
Với khoản mục như vậy, nợ ngắn hạn không còn lớn hơn tài sản ngắn hạn, Công ty không còn mất cân đối khi sử dụng nguồn vốn ngắn hạn tài trợ cho tài sản dài hạn như những kỳ báo cáo trước đó.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 6/1, cổ phiếu TTF có giá 4.300 đồng/cổ phiếu.
Tác giả: Duy Bắc
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy