Doanh nghiệp được “nới” điều kiện vay nước ngoài
Trước đây, điều kiện vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh được NHNN quy định tại Thông tư 12/2014/TT-NHNN ngày 31/03/2014 (Thông tư 12). Theo đánh giá của Vụ Quản lý ngoại hối, trong những năm qua Thông tư 12 đã đặt ra khuôn khổ quản lý về điều kiện vay nước ngoài đối với doanh nghiệp không có bảo lãnh Chính phủ, phù hợp với bối cảnh kinh tế. Tuy nhiên, hoạt động vay trả nợ nước ngoài tự vay tự trả chịu tác động lớn từ những biến động trên thị trường tài chính quốc tế.
Trong bối cảnh kinh tế trong nước và quốc tế thời gian gần đây có nhiều biến động phức tạp, khó lường thì việc điều chỉnh quy định về điều kiện vay nước ngoài là hết sức cần thiết. Do vậy, Thông tư 08 được sửa theo hướng tập trung giải quyết các vấn đề vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện Thông tư 12, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khi thực hiện vay nước ngoài.
Bà Hoàng Thị Huyền Trang - Phó trưởng Phòng Quản lý vay và cho vay nước ngoài, Vụ Quản lý ngoại hối nhấn mạnh, Thông tư 08 so với Thông tư 12 đã tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khi thực hiện vay nước ngoài như: Không yêu cầu so sánh chi phí vay khi cơ cấu nợ nước ngoài; Không yêu cầu các khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm phải tuân thủ điều kiện vay; Bổ sung quy định rõ về phương án sử dụng vốn vay, phương án cơ cấu khoản vay; tỷ giá tính toán giới hạn vay,…
Thông tư 08 không thay đổi phương thức quản lý đối với cả khoản vay nước ngoài ngắn hạn và trung dài hạn, giảm 01 thủ tục hành chính liên quan đến chấp thuận khoản vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam và không làm phát sinh thêm bất kỳ thủ tục hành chính nào so với Thông tư 12. Việc quy định rõ ràng điều kiện vay nước ngoài tại Thông tư này góp phần hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện việc huy động vốn vay nước ngoài vào sản xuất kinh doanh trong phạm vi hợp lý và đảm bảo các chỉ tiêu an toàn nợ nước ngoài quốc gia.
Ngân hàng phải hướng dẫn khách vay, trả nợ nước ngoài đúng quy định
Ông Đào Xuân Tuấn, Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối cho biết, thời gian gần đây NHNN đã khẩn trương ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, trong đó có các văn bản về quản lý ngoại hối nhằm tạo khung pháp lý đầy đủ, hoàn chỉnh, bám sát thị trường, đảm bảo mục tiêu quản lý ngoại hối an toàn, hiệu quả. Trong quá trình thực thi các văn bản này, NHNN cũng như các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động của các TCTD, doanh nghiệp liên quan đến hoạt động ngoại hối.
Vì vậy, với vai trò là tổ chức cung ứng dịch vụ tài khoản cho khách hàng, cũng là bên đi vay nước ngoài, các TCTD cần nâng cao trách nhiệm trong việc nắm bắt đúng quy định, xây dựng quy trình triển khai thống nhất trên toàn hệ thống; phổ biến, hướng dẫn khách hàng hiểu và tuân thủ quy định về quản lý ngoại hối nói chung và quy định về vay trả nợ nước ngoài tự vay tự trả nói riêng.
Ông Đào Xuân Tuấn đề nghị các TCTD: Nâng cao trách nhiệm của ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản khi thực hiện nghiệp vụ thanh toán, chuyển tiền trong các giao dịch vãng lai, giao dịch vốn; Lưu trữ hồ sơ, chứng từ khi thực hiện cung ứng dịch vụ tài khoản, phục vụ quá trình thanh kiểm tra của các cơ quan quản lý; Hướng dẫn khách hàng tuân thủ quy định về quản lý ngoại hối, thực hiện giao dịch chuyển tiền đúng quy định.
Tác giả: Thuỳ Liên
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy