Dòng sự kiện:
‘Góc khuất’ đầu tư của quỹ PE nhìn từ Ba Huân, the KAfe, Hoàn Mỹ...
08/08/2018 14:05:09
Kết quả của sự hợp tác giữa quỹ đầu tư và the KAfe, BV Hoàn Mỹ đều kết thúc bằng việc nhà sáng lập phải rời bỏ doanh nghiệp khi những điều kiền thỏa thuận không thể được đáp ứng giữa hai bên.

Mới đây, ông Long Phan, Giám đốc CMA Australia Việt Nam đã có những chia sẻ trên trang cá nhân, xoay quanh câu chuyện các quỹ đầu tư rót vốn vào các doanh nghiệp, giữa lúc thương vụ Ba Huân và Vina Capital đang gặp nhiều ý kiến trái chiều.

Ông Long Phan đã nêu lại trường hợp của The Kafe và Bệnh viện Hoàn Mỹ, hai doanh nghiệp mà nhà sáng lập phải rời công ty, sau khi nhận vốn đầu tư từ các quỹ.

Với The Kafe, thương vụ đã thất bại với cả nhà sáng lập và tổ chức góp vốn. Toàn bộ chuỗi cửa hàng phải đóng cửa sau 1 năm nhận vốn đầu tư, nhà sáng lập rời công tydo không đáp ứng được điều kiến thỏa thuận giữa các bên.

Bà Đào Chi Anh, người gây dựng nên The Kafe từng chia sẻ, nguyên nhân khiến công ty phải đóng cửa là do có quá nhiều bên liên quan. Một số tổ chức muốn "thổi phồng" giá trị doanh nghiệp để kiếm lợi nhanh. Tổng thể xét về mặt kinh doanh, công ty đã trở nên rất khác so với những dự định ban đầu.

Từ ba trường hợp trên, vị giám đốc của CMA Australia Việt Nam cho rằng có 3 lý do dẫn đền mâu thuẫn, đổ vỡ trong những lần hợp tác giữa doanh nghiệp và quỹ đầu tư.

Thứ nhất, khi gọi vốn đầu tư, doanh nghiệp đã tạo nên bức tranh kinh doanh quá tốt nhằm được định giá cao nhất để bán cổ phần. Khi được quỹ rót vốn, doanh nghiệp có thể cam kết tỷ suất sinh lời nội bộ (IRR) 30%/năm. Như vậy, điều khoản cam kết IRR 22%/năm của quỹ để nhận được vốn đầu tư không có gì đặc biệt.

Con số IRR 22%/năm phần nhiều căn cứ vào tương lai kinh doanh của doanh nghiệp để các quỹ đặt ra. Tổ chức đầu tư sẽ dựa vào chỉ số này để định giá và đàm phán giá cổ phần sẽ mua. Nếu các điều khoản cam kết lợi nhuận được đưa vào thoả thuận đầu tư mà sau này không thực hiện, sẽ trở thành nguyên nhân mâu thuẫn.

Thứ hai, doanh nghiệp không hiểu về cấu trúc giao dịch. Khi các quỹ đầu tư vào doanh nghiệp có nhiều hình thức khác nhau. Quỹ có thể đề nghị góp một phần vốn; hoặc có thể mua lại một phần vốn từ người sáng lập, góp thêm dưới dạng cho vay. Quỹ đầu tư cũng có những lựa chọn và điều kiện để tăng thêm sở hữu, nhưng đồng thời cũng có những điều kiện "thưởng" cho nhà sáng lập, người điều hành nếu đạt kết quả kinh doanh theo mục tiêu.

Nhiều doanh nghiệp khi nhận đầu tư không hiểu được các yêu cầu này, đặc biệt là điều kiện tăng tỷ lệ sở hữu của quỹ, dẫn tới mâu thuẫn do suy nghĩ quỹ muốn thâu tóm doanh nghiệp.

Cam kết chuyển giao tối thiểu 51% vốn của CTCP Ba Huân cho Vina Capital khi doanh nghiệp không đáp ứng chỉ tiêu tài chính là điều kiện quan trọng nhưng công ty đã thiếu thận trọng với yêu cầu này.
Nguyên nhân thứ ba dẫn tới mâu thuẫn là tổ chức đầu tư "gài" các điều khoản có lợi vào hợp đồng. Trong trường hợp, này quỹ là các "cá mập" muốn thâu tóm doanh nghiệp.

Nhiều trường hợp, quỹ lợi dụng sự kém hiểu biết về tài chính của doanh nghiệp để đưa các điều khoản có lợi, mang tính thâu tóm, trong thảo thuận đầu tư. Các điều khoản được tạo ra dành riêng cho mục đích đặc biệt như tăng tỷ lệ sở hữu nếu không đạt kế hoạch kinh doanh, thay đổi nhà quản lý (CEO, CFO) nhằm thâu tóm công tác điều hành.

Các quỹ này cũng thường nhắm tới mục tiêu thoái vốn ngắn hạn, vì vậy muốn nhanh chóng nâng cao hình ảnh công ty, để bán cổ phần. Trong trường hợp này, những cá nhân bất lợi là nhà sáng lập, cổ đông nhỏ, nhân viên.

Công ty nhiều trường hợp bị ép lên sàn để quỹ thoái vốn, dù thời điểm niêm yết không thuận lợi hoặc không tối ưu được giá trị công ty. Quyền lợi của quỹ lúc này được đặt lên trên hết.

Cuối cùng, vị Giám đốc của CMA Australia Việt Nam đưa ra lời khuyên, doanh nghiệp Việt cần phải có cố vấn tài chính tốt, tối ưu công ty trước khi gọi vốn và cần có chiến lược huy động vốn cụ thể, chuẩn xác.

Theo NDH

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến