Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương trả lời câu hỏi của các nhà báo.
Trong đó, Nghị quyết 01/NQ-CP đề cập đến các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2021. Nghị quyết 02/NQ-CP tập trung vào cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2021.
Trả lời câu hỏi của báo giới về gói hỗ trợ thứ 2 đối với nền kinh tế, Thứ trưởng Phương, cho hay liên quan, về mặt nhiệm vụ, Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chủ quản phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng và báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Tựu chung lại là nhiệm vụ xây dựng hỗ trợ giải pháp tốt nhất cho nền kinh tế, cho các doanh nghiệp, các đối tượng khi bị ảnh hưởng bởi COVID-19 trong 2021.
Trong báo cáo đánh giá, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng báo cáo với Chính phủ lộ trình năm 2021, tình hình COVID-19 rất phức tạp và tiếp tục ảnh hưởng đến nền kinh tế nước ta, và còn kéo dài thêm một số năm sau đó.
Các giải pháp trực tiếp để hỗ trợ nền kinh tế cần phải có được nghiên cứu chi tiết, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương, phù hợp với các hoàn cảnh cụ thể của 2021, đòi hỏi công tác theo dõi, giám sát, nắm bắt tình hình thường xuyên, liên tục, chặt chẽ, lúc đó mới đề ra được giải pháp phù hợp.
Bên cạnh đó, còn phải căn cứ vào các điều kiện về mặt nguồn lực, cũng như cách thức triển khai các giải pháp đã đề ra.
"Tựu chung lại, gói hỗ trợ kinh tế lần thứ hai này, chúng tôi nhận nhiệm vụ triển khai do Thủ tướng Chính phủ giao. Chúng tôi sẽ kết hợp với các bộ, ngành trên cơ sở nắm bắt tình hình tác động của COVID-19 và các khó khăn của nền kinh tế, có thể báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong thời gian sớm nhất với các thông tin có tính khả thi cao.
Do vậy, để trả lời thời điểm nào có gói hỗ trợ kinh tế lần thứ hai này, áp dụng ra sao, quy mô, phạm vi thế nào, tại thời điểm này chúng tôi chưa thể trả lời chi tiết được. Đến thời điểm chín muồi, chúng tôi hoàn tất nghiên cứu, chuẩn bị thì sẽ thông tin, báo cáo với các nhà báo", Thứ trưởng nhấn mạnh.
Liên quan đến lộ trình mở cửa nền kinh tế theo câu hỏi là mở cửa giao thương vận tải hành khách, Thứ trưởng Phương cho biết, việc mở cửa giao thương vận tải hành khách phụ thuộc nhiều yếu tố, trong bối cảnh dịch COVID-19 còn rất phức tạp, thậm chí còn có các chủng mới như ngành y tế đã thông tin, thêm nữa là vaccine chúng ta chỉ mới có thông tin ban đầu và cũng chưa khẳng định việc tiêm vaccin trong năm 2021 là bảo đảm an toàn để chúng ta giao thương vận tải hành khách.
Đặc biệt là có sự khác biệt về phạm vi, quy mô của việc tiêm vaccin, có nước tiêm được nhiều, được ít, cũng như khả năng bao quát, bao phủ của tiêm vaccin, chưa có đủ thông tin để khẳng định có thể mở cửa giao thương lại vận tải hành khách.
Hiện tại, chưa thể nói chính xác ngày nào, giờ nào chúng ta cho phép giao thương, điều này phụ thuộc vào công tác nắm bắt tình hình cũng như là khẳng định mức độ an toàn khi chúng ta mở lại việc giao thương vận tải hành khách, đặc biệt là phục vụ cho ngành du lịch.
Như chúng ta đã biết trong năm 2020, sau một thời gian khi chúng ta mở lại một số đường bay nhất định nhưng do tình hình phức tạp của dịch COVID-19 vào thời điểm cuối năm, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định tạm dừng để chúng ta theo dõi tiếp, định hình, sau đó quyết định sau.
Theo Thứ trưởng Phương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc mở cửa nền kinh tế với ý nghĩa là giao thương hành khách phải có những bước đi, tính toán thận trọng, kỹ lưỡng với mục tiêu cao nhất là đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dân, đặc biệt là thời điểm cuối năm, dịp Tết Nguyên đán 2021.
Việc kiểm soát việc nhập cảnh bất hợp pháp rất vất vả và khó khăn, do nhu cầu của người dân Việt Nam mong muốn được về quê ăn Tết, đoàn tụ gia đình rất lớn, người dân không đi được cách này cũng sẽ tìm cách đi trái phép, mà không kiểm soát được về vấn đề y tế sẽ gây ra nhiều nguy hiểm.
Vì vậy, lộ trình chính xác ngày, giờ nào còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Các bộ, ngành sẽ trình Thủ tướng Chính phủ về việc xem xét mở lại giao thương về mặt phạm vi, quy mô, các địa bàn quốc gia có thể mở được để đảm bảo sự an toàn cao nhất.
Tác giả: Tuệ Linh
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy