Hiện, các doanh nghiệp chủ quản các ứng dụng này đang hoàn thiện nhiều loại giấy tờ, thủ tục cần thiết liên quan đến việc bảo đảm cho shipper lưu thông trên đường. Tuy nhiên, một số yêu cầu về in ấn, làm bảng tên… đang được hoàn thiện dần dần do bối cảnh dịch bệnh, nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ liên quan đã đóng cửa.
Grab, be dừng toàn bộ hoạt động tại Hà Nội
Trước đó, ngày 27/7, ông Đào Việt Long, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội ký văn bản “hỏa tốc” gửi đến các đơn vị liên quan, gồm Công an thành phố, Sở Công Thương, Sở Thông tin và Thông tin; các doanh nghiệp có shipper: Công ty TNHH Grab (ứng dụng Grab), Công ty cổ phần Be Group (ứng dụng Be), Công ty TNHH Gojek Việt Nam (ứng dụng Gojek), Công ty TNHH MTV Logistics Viettel (ứng dụng My Go) và Công ty cổ phần FastGo Việt Nam (ứng dụng FastGo) yêu cầu dừng ngay việc cung cấp dịch vụ vận chuyển hành khách và hàng hóa bằng xe máy.
Đồng thời, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đề nghị Công an thành phố chỉ đạo lực lượng công an các quận, huyện, thị xã tăng cường tuần tra và xử lý các trường hợp vi phạm quy định về phòng, chống dịch Covid-19.
Tới chiều 27/7, các ứng dụng công nghệ vẫn đang duy trì các dịch vụ giao hàng và đi chợ hộ trong bối cảnh khan hiếm tài xế nhưng nhu cầu khách hàng tăng vọt. Cụ thể, GoSend (giao hàng) của Gojek; NowFresh (đi chợ hộ) và NowShip (giao hàng) của Now đều chỉ hoạt động từ 6h đến 17h hằng ngày.
Tối ngày 27/7, Grab Việt Nam thông báo chính thức tắt dịch vụ GrabExpress và GrabMart tại Hà Nội kể từ 22 giờ cùng ngày. Như vậy, Grab đã tắt toàn bộ các dịch vụ của mình kể từ khi Hà Nội thông báo giãn cách toàn thành phố.
Đại diện truyền thông Grab Việt Nam, cho biết: Việc tạm tắt các ứng dụng giao nhận hàng hóa và đi chợ hộ của Grab là để đợi sự hướng dẫn cụ thể hơn từ phía cơ quan chức năng.
Trước Grab, các ứng dụng như be và Gojek cũng tạm ngưng cung cấp dịch vụ tại Hà Nội. Cụ thể, Gojek cho biết đã tạm dừng tất cả các dịch vụ tại Hà Nội, bao gồm: Dịch vụ chở khách GoRide, dịch vụ giao hàng GoSend, và dịch vụ giao đồ ăn GoFood, trong vòng 15 ngày kể từ ngày 24/7/2021, hoặc cho đến khi có hướng dẫn khác của cơ quan chức năng.
Nhiều cửa hàng như Foodshare Market lo lắng nhiều đơn hàng rau củ quả, thực phẩm không có ai giao hàng và phải vứt bỏ rau bị hư...
Tuy vậy, việc các hãng gọi xe công nghệ tạm ngừng cung cấp dịch vụ đã tạo ra những ý kiến trái chiều. Nhiều người cho rằng trong bối cảnh dịch bệnh hạn chế đi lại, shipper là nguồn lực có thể duy trì nguồn cung hàng hóa thiết yếu cho người dân. Thực tế, đội ngũ nhân viên chuyển phát của các doanh nghiệp bưu chính và lực lượng giao nhận của siêu thị có cơ quan quản lý và chịu trách nhiệm nên không bị cấm, vẫn được hoạt động.
Để đảm bảo phòng dịch, UBND thành phố Hà Nội có chỉ đạo Sở Công Thương và Sở Giao thông Vận tải sớm cấp mã cho các shipper của siêu thị, sàn thương mại điện tử tham gia vận chuyển trên địa bàn. Ngày 27/7, có khoảng 700 tài xế được cấp và vận chuyển đủ điều kiện vận chuyển. Hầu hết trong số này là nhân viên của siêu thị, các đơn vị phân phối.
Sở Công Thương cũng đã công bố danh sách 7.866 siêu thị, cửa hàng tiện lợi, quán tạp hóa... và 455 chợ bán hàng tiêu dùng thiết yếu phân bổ khắp địa bàn thành phố, đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân trong thời gian giãn cách xã hội, phòng, chống dịch Covid-19.
Tác giả: Hồng Vinh
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy