ĐHĐCĐ của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (HoSE: GVR) diễn ra vào ngày 16/6 đã thông qua kế hoạch năm 2023 với tổng thu nhập (bao gồm doanh thu, thu nhập tài chính và thu nhập khác) đạt 28 nghìn tỷ đồng, giảm 3% so năm trước. Lợi nhuận sau thuế cũng giảm 10% về mức 4,3 nghìn tỷ đồng.
Cổ đông đã thông qua mức cổ tức tiền mặt năm 2022 và 2023 lần lượt đạt 350 đồng/cổ phiếu và 300 đồng/cổ phiếu.
Gỗ, sản phẩm từ gỗ cao su tuy đem lại nguồn thu lợi nhuận khá lớn cho các công ty cao su khi thực hiện thanh lý vườn cây và các công ty chế biến gỗ, tuy nhiên dự báo lĩnh vực này sẽ tiếp tục khó khăn do ảnh hưởng tiêu cực bởi thị trường bất động sản trong nước và suy thoái kinh tế của các nước lớn nên dự báo nhu cầu, giá bán sẽ chưa có dấu hiệu tích cực trong ngắn hạn. Hơn nữa, chi phí đầu vào của doanh nghiệp như tiền thuê đất, chi phí nhiên liệu, năng lượng, tiền lương... liên tục tăng.
Mảng cao su, Ban lãnh đạo GVR không đưa ra kế hoạch chi tiết về giá bán hay nhu cầu tiêu thụ nhưng cho biết, suy thoái kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến nhu cầu và giá cao su do nhu cầu từ Trung Quốc (chiếm khoảng 70% tỷ trọng cao su xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2022) vẫn còn thấp dù Trung Quốc đã mở cửa trở lại sau đại dịch COVID-19.
Về tiến độ chuyển đổi đất KCN, Ban lãnh đạo cho biết công ty ghi nhận tiến độ tích cực về pháp lý tại các dự án KCN như KCN Nam Tân Uyên Mở rộng giai đoạn 2 (NTC-3; 344 ha) và KCN Rạch Bắp Mở rộng (360 ha).
Công ty hiện đang tập trung vào 8 dự án (chủ yếu tại Bình Dương và Bình Phước) với tổng diện tích khoảng 2.900 ha, dự kiến khởi công trong giai đoạn 2023-2024.
Ngoài ra, Ban lãnh đạo lên kế hoạch chuyển đổi khoảng 40.000 ha đất cao su trong giai đoạn 2023-2030.
Liên quan đến vấn đề này, Chứng khoán VietCap (VCSC) định giá quỹ đất KCN của GVR dựa trên tổng diện tích gần 21.000 ha dự kiến sẽ được chuyển đổi thành đất KCN (khoảng 6.000 ha) và diện tích cơ sở hạ tầng (khoảng 15.000 ha) trong giai đoạn 2023-2030. VCSC thận trọng trong các ước tính vì cho rằng việc mở khóa giá trị từ quỹ đất lớn này sẽ mất thời gian và cần có các quy định rõ ràng hơn từ Chính phủ, đặc biệt là về quy trình chuyển đổi đất cao su và lựa chọn nhà đầu tư.
Trong giai đoạn 2021-2025, GVR cho rằng việc thoái vốn khỏi các công ty con, giảm tỷ lệ sở hữu chéo giữa các công ty cao su (bao gồm PHR và NTC) sẽ khó thực hiện do cần phải có định giá đất cao su, hiện vẫn chưa có cơ chế rõ ràng.
Tác giả: Minh An
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy