Trong báo cáo gửi UBND Thành phố về công tác quản lý, xử lý vi phạm đất rừng, UBND huyện Sóc Sơn cho biết địa bàn huyện vẫn tồn tại nhiều công trình vi phạm theo kết luận của Thanh tra Thành phố Hà Nội năm 2019 và có thêm các trường hợp mới phát sinh những năm gần đây.
Cụ thể, tại xã Minh Trí còn 25 công trình, xã Minh Phú còn 8 công trình vi phạm được lập hồ sơ năm 2017 và 2018 chưa bị xử lý. Sau kết luận Thanh tra tiếp tục phát sinh 139 trường hợp vi phạm đất đai có công trình xây dựng.
Huyện đã chỉ đạo hai xã xử lý 94 trường hợp, nhưng chưa xử lý dứt điểm 45 trường hợp xây dựng công trình, trong đó có một số công trình tại hồ Ban Tiện (xã Minh Phú) và hồ Đồng Đò (xã Minh Trí).
Về xử lý các cá nhân liên quan vi phạm, huyện đã kỷ luật 11 cán bộ của hai xã, trong đó cách chức Chủ tịch xã Minh Phú, cảnh cáo Chủ tịch xã Minh Trí, khiển trách 2 Phó chủ tịch xã, 4 cán bộ đội quản lý trật tự xây dựng đô thị và 3 công chức địa chính xã. Huyện cũng chuyển công tác Bí thư Đảng ủy xã Minh Trí.
Theo huyện Sóc Sơn, nguyên nhân dẫn đến việc quản lý, xử lý vi phạm trên đất rừng Sóc Sơn ở địa bàn còn nhiều tồn tại, hạn chế là do bất cập trong quy hoạch rừng năm 2008.
Huyện Sóc Sơn phát hiệ 139 trường hợp vi phạm đất đai phát sinh trong đó còn 45 trường hợp chưa bị xử lý. (Ảnh: Hữu Thắng).
Theo đó, quy hoạch rừng này đã chồng lấn các loại đất hộ gia đình, đất quốc phòng, an ninh, đất công trình dự án, trụ sở cơ quan. Quá trình triển khai quy hoạch chưa có dự án tổng thể, cơ chế, chính sách để thực hiện giao đất, giao rừng, xác định ranh giới rừng và đất lâm nghiệp, đo đạc bản đồ địa chính đất rừng.
Bên cạnh đó, việc xử lý một số trường hợp vi phạm còn chậm do một số hộ dân có đơn khởi kiện và TAND có văn bản áp dụng biện pháp khẩn cấp dừng thi hành quyết định hành chính.
Ngoài ra, một số hộ dân có đơn thư khiếu nại nhiều lần đến xã, huyện và Thanh tra Chính phủ. Thanh tra Chính phủ sau đó có văn chỉ đạo tạm dừng cưỡng chế để giải quyết khiếu nại, đồng thời làm rõ hồ sơ pháp lý liên quan dự án quy hoạch rừng Sóc Sơn.
Theo huyện Sóc Sơn, có những hộ sinh sống, sản xuất trước thời điểm quy hoạch rừng năm 2008 nhưng không được đảm bảo quyền lợi do "quy hoạch không được thực hiện dứt điểm". Từ đó dẫn đến hành vi vi phạm, tự ý xây dựng công trình trong quy hoạch rừng. Đặc biệt, còn có việc nhiều hộ dân ở nơi khác đến, lợi dụng người dân bản địa để vi phạm, trục lợi.
UBND huyện Sóc Sơn khẳng định, thời gian tới sẽ đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành công tác rà soát đánh giá hiện trạng rừng Sóc Sơn theo kế hoạch của UBND Tp.Hà Nội ban hành. Tiếp tục chỉ đạo UBND các xã Minh Phú, Minh Trí và các xã có rừng phân loại các trường hợp vi phạm còn tồn đọng để xử lý theo đúng quy định của pháp luật; kiên quyết xử lý vi phạm mới phát sinh ngay từ đầu.
Đồng thời, huyện Sóc Sơn sẽ củng cố hồ sơ, chuyển cơ quan công an các vụ việc mua bán, chuyển nhượng đất rừng, chiếm đất và hủy hoại đất rừng Sóc Sơn theo quy định.
Tác giả: Nguyễn Hữu Thắng
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy