Sáng 31/12, Công an Hà Nội ra quân cấp, đổi thẻ căn cước công dân gắn chip trên toàn thành phố. Việc cấp mẫu thẻ mới tại Hà Nội được triển khai lưu động tại các cụm dân cư, tổ dân phố, thôn, xóm.
Theo đại tá Nguyễn Hồng Ky, Phó giám đốc Công an Hà Nội, lực lượng chức năng ứng dụng công nghệ hiện đại để rút ngắn tối đa thời gian làm thủ tục cấp CCCD so với trước đây.
Lực lượng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội sử dụng máy thu thập vân tay điện tử. Thiết bị này gồm bàn cảm ứng lăn vân tay, màn hình điện tử được tích hợp phần mềm.
Nói với Zing về quy trình cấp CCCD gắn chip, cán bộ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an TP Hà Nội cho biết khi đến làm thủ tục để cấp, đổi CCCD gắn chip, người dân chỉ cần mang theo chứng minh nhân dân hoặc CCCD cũ.
Máy thu thập vân tay công nghệ mới có thể đồng thời sao chụp 10 ngón tay. Dấu vân tay của công dân sau đó được gửi vào hệ thống phần mềm làm thẻ căn cước.
Nếu giấy tờ cũ bị hỏng hoặc không còn giá trị sử dụng, cảnh sát sẽ thu lại để cấp CCCD mới. Còn trường hợp chứng minh nhân dân hay CCCD mã vạch còn sử dụng được, cảnh sát sẽ đối soát trả lại cho người dân sử dụng trong thời gian chờ lấy thẻ mới.
"Thông tin về dân cư đã được thu thập và tích hợp trong cơ sở dữ liệu nên khi công dân đến kê khai, cảnh sát sẽ đối soát với dữ liệu, người dân không cần khai lại từ đầu", cán bộ làm thẻ CCCD gắn chip cho hay. Sau khi kiểm tra thông tin dân cư, nếu các thông tin trùng khớp, công dân sẽ lăn tay để lấy mẫu vân và chụp ảnh chân dung.
Nếu thông tin sai lệch hoặc chưa đầy đủ, cảnh sát sẽ bổ sung các trường thông tin còn thiếu vào phiếu thu nhận thông tin. Sau đó, công dân xác minh lại thông tin trước khi hoàn tất thủ tục làm CCCD gắn chip.
Khi hoàn thành thủ tục cấp, đổi thẻ CCCD mới, cảnh sát sẽ cấp giấy hẹn. Theo ghi nhận của Zing, việc tiếp nhận thông tin và lăn tay, chụp ảnh mất chưa đến 10 phút.
Chip có thể lưu trữ khoảng 20 trường dữ liệu Bộ Công an cho biết từ ngày 1/1/2021, công an trên toàn quốc sẽ đồng loạt thực hiện cấp, đổi thẻ CCCD gắn chip. Trên mẫu thẻ mới, các thông tin như họ tên, ngày sinh, giới tính, quê quán hay quốc tịch đều được in song ngữ (gồm tiếng Việt và tiếng Anh). Điểm mới của mẫu thẻ căn cước sắp ban hành so với thẻ cũ là mặt sau của thẻ mới được tích hợp chip điện tử, dòng mã ICAO (mã của Tổ chức Hàng không Dân dụng quốc tế) và mã QR. Chip này có độ bảo mật cao, có thể lưu trữ khoảng 20 trường dữ liệu cá nhân, có chữ ký số và khả năng lưu trữ sinh trắc học (vân tay). Bộ Công an đặt mục tiêu cấp khoảng 50 triệu thẻ căn cước công dân gắn chip trước ngày 1/7/2021. Theo quy định của Luật Căn cước công dân, người từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ căn cước công dân. Loại giấy tờ này phải đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi. |
Tác giả: Hoàng Lam-Phạm Thắng
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy